NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT QUẢ NGÔ THÙ DU (EVODIA RUTAECARPA, RUTACEAE) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngô thù du (Evodia rutaecarpa, Rutaceae) là một dược liệu có tiềm năng phát triển cao do có nhiều tác dụng dược lý đang được quan tâm và nghiên cứu trên thế giới như kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, chống nôn,... Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về quả Ngô thù du được công bố tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu đặt ra là cần khảo sát về độc tính và tác dụng dược lý của quả Ngô thù du nhằm tạo cơ sở cho việc ứng dụng rộng rãi các chế phẩm từ dược liệu Ngô thù du, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp và tác dụng kháng viêm của cao chiết quả Ngô thù du trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quả Ngô thù du được chiết bằng ethanol 80%, dịch chiết cồn được cô bay hơi dung môi đến khi tạo thành cao đặc. Xác định độc tính cấp của cao chiết quả Ngô thù du bằng phương pháp Behrens. Sử dụng mô hình gây viêm gan bàn chân chuột bằng carrageenin và đo độ phù chân chuột để đánh giá tác dụng kháng viêm của cao chiết quả Ngô thù du. Kết quả: Không xác định được giá trị LD50 của cao chiết quả Ngô thù du khi chuột uống cao chiết đến liều 5000 mg/Kg thể trọng. Cao chiết quả Ngô thù du liều 1000 mg/Kg làm giảm độ phù chân chuột và tác dụng này không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với diclofenac liều 10 mg/Kg. Kết luận: Cao chiết quả Ngô thù du không thể hiện độc tính cấp ở liều 5000 mg/Kg bằng đường uống. Cao chiết quả Ngô thù du liều 1000 mg/Kg cho tác dụng kháng viêm tốt trên chuột nhắt trắng tương đương diclofenac 10 mg/Kg.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ngô thù du, Evodia rutaecarpa, độc tính cấp, kháng viêm
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, tr.10-14, 19, 24.
3. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc tính của thuốc, NXB Y học Hà Nội, tr.15-17, 23-27, 41, 60, 85-87, 216-222.
4. Trần Mạnh Hùng, Mai Thị Sương Sa, Võ Thị Thương và cộng sự(2011), “Nghiên cứu thành phần hóa học có cấu trúc alkaloids từ cây Ngô thù du Việt Nam (Evodia rutaecarpa)”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc, trường Đại học Duy Tân, tr.285-292. 5. Nguyễn Dư Quỳnh Như (2014), Nghiên cứu xây dựng qui trình định lượng đồng thời Evodiamin và Rutaecarpin trong quả Ngô thù du (Evodia Fructus) bằng phương pháp HPLC, Luận văn dược sĩ đại học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Cai X.Y., Meng N., Yang B (2006), “Analysis of one poisoning case caused by excessive Evodiae fructus”, Beijing Tradit. Chin. Med, 25, pp.171-172.
7. Daniel B Yarosh et al (2006), “Anti-inflammatory activity in skin by biomimetic of Evodia rutacarpa extract from traditional Chinese medicine", Journal of dematological sciene, 42(1), pp.13-21.
8. Gerhard H. Vogel (Ed.) (2002), “Drug discovery and evalution: pharmacological assays”, Springer, pp.72-717.
9. Han-Chieh Ko et al. (2007), “Anti-inflammatory effects and mechanisms of the ethanol extract of Evodia rutacarpa and its bioactive components on neutrophils and microglia cells”, European journal of pharmacology, 555(2-3), pp.211-2217.
10. Liao, J.-F., Chiou, W.-F., Shen, Y.-C., Wang, G.-J., & Chen, C.-F. (2011), “Anti-inflammatory and anti-infectious effects of Evodia rutaecarpa (Wuzhuyu) and its major bioactive components”, Chinese Medicine, 6(1), pp 6.
11. Yang XW (2008), “Toxicological assessment on safety of water and 70% ethanolic extracts of nearly ripe fruit of Evodia rutaecarpa”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 33, pp. 1317-1321.