ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA RĂNG CỐI NHỎ BẰNG HỆ THỐNG PROTAPER TAY VÀ PROTAPER MÁY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị nội nha cho các răng có bệnh lý tủy là một kỹ thuật phức tạp và kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ. Sự phát triển liên tục của các hệ thống trâm và các vật liệu mới đã giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có bệnh lý tủy răng cối nhỏ được điều trị nội nha và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cối nhỏ bằng hệ thống protaper tay và protaper máy ở bệnh nhân bệnh lý tủy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có can thiệp trên 74 bệnh nhân có răng cối nhỏ được điều trị nội nha, chia thành 2 nhóm (nhóm 1 điều trị bằng Protaper máy, nhóm 2 điều trị bằng Protaper tay), mỗi nhóm 37 bệnh nhân, được theo dõi sau điều trị một tuần, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, có 21 bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ 28,4%, 53 bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 71,6% và tỉ lệ điều trị nội nha răng cối nhỏ thứ hai hàm trên là cao nhất (35,1%) và thấp nhất là răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới (10,8%). Hầu hết các răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên có 2 ống tủy chính (88,2%), 100% các răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới có 1 ống tủy chính. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Ở nhóm điều trị bằng trâm máy, tỉ lệ thành công lâm sàng sau 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là: 89,2%; 89,2%; 94,6%. Trong khi đó, ở nhóm điều trị bằng trâm tay, tỉ lệ thành công lâm sàng lần lượt là: 83,8%; 86,5%; 89,2%. Kết luận: Hệ thống Protaper máy và Protaper tay đều cho kết quả tốt trong điều trị nội nha các răng cối nhỏ, sự chênh lệch về tỉ lệ thành công sau 6 tháng điều trị là không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hệ thống trâm máy Protaper Universal, trâm tay Protaper, nội nha răng cối nhỏ
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Huy Hoàng (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cửa trên bằng hệ thống protaper máy, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y dược Cần Thơ.
3. Ngô Thị Hương Lan (2017) Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên với hệ thống trâm xoay Niti Waveone năm 2017, Đại học Y Hà Nội.
4. Hoàng Mạnh Hà (2013), Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới có sử dụng trâm Protaper tay, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Khoa, So sánh kết quả điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính ở răng vĩnh viễn một chân bằng protaper tay và file thường. Tạp chí Y học Quân sự, 2016. pp. 166-174.
6. Cao Thị Ngọc (2014), Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha nhóm răng hàm nhỏ có sử dụng hệ thống Endo express năm 2014, Đại học Y Hà Nội.
7. Alemam, A.A.H., P.M.H. Dummer, and D.J.J. Farnell (2017), A Comparative Study of ProTaper Universal and ProTaper Next Used by Undergraduate Students to Prepare Root Canals, Journal of Endodontics, 43(8), pp.1364-1369.
8. Jason Gagliardi, Marco AurManoel Damiao de Sousa, Andres Plazas-Garzon and Bettina Basrani (2015), Evaluation of the Shaping Characteristics of ProTaper Gold, ProTaper NEXT, and ProTaper Universal in Curved Canals, Journal of Endodontics, 41(10), pp.1718-1724.
9. Burklein S, Heck R, Schafer E (2017), Evaluation of the Root Canal Anatomy of Maxillary and Mandibular Premolars in a Selected German Population Using Cone-beam Computed Tomographic Data, J Endo, 43(9), pp.1448-1452.