NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ROMA - IOTA TRONG DỰ ĐOÁN NGUY CƠ U ÁC BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 – 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Khối u buồng trứng là bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ, có nguy cơ ác tính. Nghiên cứu này giúp xác định giá trị của chỉ số ROMA và IOTA trong dự đoán nguy cơ u ác buồng trứng trước khi phẫu thuật. Mục tiêu: Xác định và so sánh giá trị của ROMA và IOTA trong dự đoán nguy cơ ác tính của u buồng trứng tại Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 207 trường hợp có u buồng trứng được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ sản Thành Phố Cần Thơ năm 2017 – 2019. Các trường hợp được chia thành 2 nhóm có kết quả giải phẫu bệnh lành tính và ác tính, từ đó xác định giá trị dự đoán của chỉ số ROMA và IOTA. Kết quả: Độ nhạy ROMA trong chẩn đoán là 76,7%. Độ đặc hiệu ROMA là 96,6%. Giá trị tiên đoán dương ROMA là 79,3%. Giá trị tiên đoán âm ROMA là 96,1%. Độ nhạy IOTA SR trong chẩn đoán là 63,3%. Độ đặc hiệu IOTA SR 94,9%. Giá trị tiên đoán dương IOTA SR là 82,6%. Giá trị tiên đoán âm IOTA SR là 98,8%. Độ nhạy IOTA LR2 trong chẩn đoán là 76,7%. Độ đặc hiệu IOTA LR2 là 97,2%. Giá trị tiên đoán dương IOTA LR2 là 82,1%. Giá trị tiên đoán âm IOTA LR2 là 96,1%. Kết luận: IOTA và ROMA là 2 công cụ có giá trị cao trong dự đoán trước nguy cơ u ác tính buồng trước khi phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khối u buồng trứng, ung thư buồng trứng, IOTA, ROMA, HE4, siêu âm
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Huy Hoàng (2016), "Nghiên cứu mối tương quan giữa thuật toán ROMA với các đặc điểm giải phẫu bệnh và giai đoạn bệnh trong ung thư buồng trứng", Y Dược Học.
6(1), tr. 48.
3. Võ Văn Khoa (2017), "Nghiên cứu giá trị của HE4, CA125, thuật toán nguy cơ ác tính buồng trứng (ROMA) trong chẩn đoán trước mổ ung thư buồng trứng", Tạp Chí Phụ
Sản. 16(2), tr. 12.
4. Lương Kim Phượng và Nguyễn Hữu Dự (2018), Giá trị siêu âm trong dự đoán u ác buồng trứng theo phân loại IOTA, Hội nghị Sản phụ khoa Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ, tr. 212-214.
5. Jacques S Abramowicz và Dirk Timmerman (2017), "Ovarian mass–differentiating benign from malignant: the value of the International Ovarian Tumor Analysis ultrasound rules", American journal of obstetrics and gynecology. 217(6), tr. 652-660.
6. Zinatossadat Bouzari và các cộng sự. (2019), "Cancer Antigen 125 (CA125), Human Epididymis Protein 4 (HE4), Risk of Malignancy Index (RMI), and Risk of Ovarian Malignancy Algorithm (ROMA) as Diagnostic Tests in Ovarian Cancer", International Journal of Cancer Management. 12(1).
7. Jillian T Henderson, Elizabeth M Webber và George F Sawaya (2018), "Screening for ovarian cancer: updated evidence report and systematic review for the US preventive services task force", Jama. 319(6), tr. 595-606.
8. Dirk Timmerman và các cộng sự. (2016), "Predicting the risk of malignancy in adnexal masses based on the Simple Rules from the International Ovarian Tumor Analysis group", American journal of obstetrics and gynecology. 214(4), tr. 424-437.
9. Lindsey A Torre và các cộng sự. (2018), "Ovarian cancer statistics, 2018", CA: a cancer journal for clinicians. 68(4), tr. 284-296.