NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU VẠT CƠ RĂNG TRƯỚC

Phạm Việt Mỹ1,, Lê Văn Cường2, Nguyễn Văn Lâm2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt cơ răng trước được sử dụng để tạo vạt đơn thuần hay phức hợp. Giải phẫu động mạch cấp máu vạt được báo cáo lần đầu 2007. Ngày nay, vạt được coi là sự lựa chọn của các phẫu thuật viên. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định chiều dài và đường kính trung bình của động mạch cấp máu vạt cơ răng trước. 2. Mô tả các biến thể của các động mạch cấp máu vạt cơ răng trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phẫu tích trên 120 tiêu bản vùng ngực từ 60 xác là người Việt Nam trưởng thành có tuổi từ 16 đến 80. Kết quả: trong tất cả các tiêu bản, động mạch cấp máu vạt cơ răng trước đều có nguyên ủy từ động mạch ngực lưng 120/120 (100%), động mạch cơ lưng rộng 24/120 (20%). Cuống mạch vạt có thành phần gồm 1 động mạch và 1 tĩnh mạch tùy hành có độ dài từ 9,0-15,0cm, trung bình 11,56cm. Đường kính động mạch trung bình 2,22±0,46mm; đường kính tĩnh mạch tùy hành trung bình là 2,22mm. Động mạch ngực lưng cho nhánh nuôi vạt: 40% 1 thân, 26,7% 2 thân, 13,3% 3 thân, dạng nhiều thân 6,7%, dạng kết hợp 13,3%. Sự phân bố mạch máu đến cơ thuộc loại V là 83,7%, loại I,II,III là 16,7%. Động mạch cấp máu vạt cơ răng trước tách cho nhánh cơ lưng rộng 24/120 (20%), đường kính trung bình 1,5mm. Kết luận:  động mạch cấp máu vạt cơ răng trước đều có nguyên ủy từ động mạch ngực lưng và động mạch cơ lưng rộng và có 5 dạng cho nhánh từ động mạch ngực lưng vào vạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Cường (2012), Các dạng và kích thước ĐM ở người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Văn Lâm (2007), Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai, luận án tiến sĩ khoa học Y Dược , Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Việt Tiến (2011), Vạt tổ chức có cuồng mạch nuôi: giải phẫu, kỹ thuật bóc tách và ứng dụng trong phẫu thuật phục hồi ở chi thể, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 51-64
4. Lê Hồng Hải (2005), Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng vạt da- cân bả vai, bên bả trong điều trị khuyết hổng phần mềm lớn vùng cẳng chân, bàn chân, Luận án tiến sỹ Y Học, Học Viên Quân Y, Hà Nội
5. Agur.A.M.R (2009), Grant's Atlas of Anatomy, Williams & Wilkins, p 381.
6. Botianu, P., Botianu, A. (2013), "Use of the serratus anterior muscle flap for postoperative empyema - a single center experience with 25 consecutive cases". Chirurgia (Bucur), 108(5), 695-699
7. Deune, E. G., Manson, P. N. (2004), "Use of the serratus anterior free flap to treat a recurrent oroantral fistula". J Craniofac Surg, 15(2), 335-340
8. Serfin, D. (2016). Atlas of microsurgical composite tissue transplantation. W.B. Sauder company. P(191-219)
9. Gordon L. et al. (1993), "The serratus anterior free-muscle transplant for reconstruction of the injured hand: An analysis of the donor and recipient sites”. Plastic and reconstructive surgery. 92 (1): 97-101.
10.Inoue, T. et al. (1991), ”The pedicled extended serratus anterior muocutaneous flap for head and neck reconstruction”. Bristish Journal of Plastic Surgery. 44 (4): 259-265.