NGHIÊN CỨU TỶ LỆ BIẾN CHỨNG SỚM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LONG KHÁNH NĂM 2022-2023

Nguyễn Quốc Thành1,, Lương Thanh Điền2, Bùi Thế Khanh2
1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới, một phần ba số ca tử vong được xác định là do những biến chứng sau đột quỵ như nhiễm trùng, biến chứng tim mạch và những biến chứng khác liên quan đến liệu pháp tái tưới máu. Việc tìm hiểu các biến chứng sớm và yếu tố liên quan có thể giúp ích trong việc xây dựng quy trình can thiệp nhằm giảm biến chứng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và giảm chi phí chăm sóc y tế sau đột quỵ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ biến chứng sớm sau đột quỵ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ não vào viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh năm 2022-2023. Kết quả: Qua khảo sát 150 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận: tuổi trung bình là 63,47 ± 12,93, tỉ số nam/nữ 1,2, đa số sống ở nông thôn 74,0%. 82,0 bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Tỷ lệ biến chứng sớm sau đột quỵ là 18,0%, viêm phổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 12,7%. Các yếu tố liên quan đến biến chứng sớm sau đột quỵ gồm: tiền sử đái tháo đường, tiền sử xuất huyết não, dạng đột quỵ, điểm Glasgow, điểm Rankin và điểm NIHSS. Kết luận: Biến chứng sớm sau đột quỵ là phổ biến, cần theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện và xử trí kịp thời. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD 2019 Stroke Collaborators. Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet Neurol 2021, 2021, 20(10), 795–820, https://doi.org/10.1016/S1474-4422(21)00252-0.
2. Shakil Ahmed Chohan, Prasanna Kappaganthu Venkatesh, Choon How How. Long-term complications of stroke and secondary prevention: an overview for primary care physicians, Singapore Med J, 2019, 60(12), 616-620, https://doi.org/10.11622/smedj.2019158
3. Nguyễn Thị Ngọc Trân, Đánh giá hiệu quả chăm sóc dự phòng và điều trị các biến chứng cấp trên bệnh nhân đột quỵ nặng tại bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí Y học lâm sàng, 2020, 63, 73-78.
4. Hà Quang Bình, Dương Phúc Lam. Nghiên cứu tình hình đột quỵ não, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp quản lý điều trị ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021, 41, 89-95.
5. Đinh Thị Hoa, Mạc Doanh Thịnh. Khảo sát tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ giai đoạn cấp tại khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 502, 230-234.
6. Feigin VL. Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet Neurology, 2021, 20(10), 795-820, https://doi.org/10.1016/ S1474-4422(21)00252-0.
7. Shuai Zhang, Wei Zhang M.S., and Guangqian Zhou. Extended Risk Factors for Stroke Prevention. Journal of the National Medical Association, 2019, 4, 447-456, https://doi.org/10.1016/j.jnma.2019.02.004.
8. Rashid Ahmed, Carl Mhina, Karan Philip, Smit D. Patel, Ehimen Aneni, and et al. Age- and Sex-Specific Trends in Medical Complications After Acute Ischemic Stroke in the United States. Neurology, 2023, 100(12), https://doi.org/10.1212/WNL.0000000000206749.
9. Chuen-Chau Chang, Ta-Liang Chen, Chao-Shun Lin, Chi-Li Chung, Chun-Chieh Yeh, et al. Decreased risk of pneumonia in stroke patients receiving acupuncture: A nationwide matchedpair retrospective cohort study. PLoS One, 2018, 13(5), https://doi.org/10.1371/journal.pone.0196094.
10. Idan Grossmann, Kevin Rodriguez. Stroke and Pneumonia: Mechanisms, Risk Factors, Management, and Prevention. Cureus, 2021, 13(11), https://doi.org/10.7759/cureus.19912.
11. Ya-ming Li. Predictors of urinary tract infection in acute stroke patients. Medicine, 2020, 99(27), https://doi.org/10.1097/MD.0000000000020952.
12. Weronika A. Szlachetka, Tiberiu A. Pana, Somsak Tiamkao. Impact of Diabetes on Complications, Long Term Mortality and Recurrence in 608,890 Hospitalised Patients with Stroke. Global Heart., 2020, 15(1), 2.
13. Hussen Abdu, Fentaw Tadese, Girma Seyoum. Comparison of Ischemic and Hemorrhagic Stroke in the Medical Ward of Dessie Referral Hospital, Northeast Ethiopia: A Retrospective Study”, Neurology Research International, 2021, https://doi.org/10.1155/2021/9996958.
14. Ritarwan, Batubara. The relationship between pneumonia and Glasgow coma scale assessment on acute stroke patients. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 2018, 125, https://doi.org/10.1088/1755-1315/125/1/012204.
15. Miguel A. Vences. Risk factors for in-hospital complications in patients with acute ischemic stroke: Retrospective cohort in a national reference hospital in Peru. Heliyon, 2023, https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2023.e15810.