TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI LUDWIGIA Ở VIỆT NAM

Trần Quan Dinh1,, Khưu Thanh Sơn1, Lê Thị Trúc Giang1, Nguyễn Minh Tuấn Anh1, Ngô Thị Ngọc Giàu1, Nguyễn Thị Thu Trâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chi rau mương (Ludwigia) là một trong những chi lớn và đa dạng thuộc họ rau dừa nước (Onagraceae). Chi Ludwigia đặc trưng bởi nhiều công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2, gây độc tế bào ung thư và bảo vệ tế bào. Do sở hữu nhiều hoạt tính hấp dẫn nên nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học chi Ludwigia đã được thực hiện nhằm tìm ra hoạt chất chính trong loài. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu được thực hiện một cách rời rạc, chưa có hệ thống, vì thế bài tổng quan này nhằm hệ thống hóa thành phần hóa học của các loài thuộc chi Ludwigia mọc ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu phân lập, định danh hoạt chất và đánh giá hoạt tính sinh học tiếp theo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thành phần hóa học của 6 loài thuộc chi Ludwigia gồm Ludwigia octovalvis (rau mương lớn), Ludwigia perenis (rau mương hoa nhỏ), Ludwigia hyssopifolia (rau mương thon), Ludwigia epilobioides (rau mương hẹp), Ludwiga prostrata (rau mương đất) và Ludwigia adscendens (rau dừa nước). Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy như PubMed, Web of Science, Google Scholar. Kết quả: Đã tổng quan thành phần hóa học đặc trưng của 6 loài thuộc chi Ludwigia mọc ở Việt Nam bao gồm flavonoid, streroid, triterpenoid, phenolic và coumaric. Các thành phần hóa học này được trình bày cấu trúc hóa học cùng nguồn gốc phân lập từ loài rau mương cụ thể. Kết luận: Nội dung tổng quan cung cấp cơ sở dữ liệu hữu ích, tin cậy cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Kết quả cho thấy chi Ludwigia có thành phần hóa thực vật đa dạng với nhiều hợp chất đã được chứng minh có hoạt tính sinh học hấp dẫn cho thấy tiềm năng phát ứng dụng của chi Ludwigia vào cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm và cộng sự. Cây Thuốc và động vật làm thuốc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2006.
2. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam tập II. Nhà xuất bản Trẻ. 66. 1999.
3. Pallerla Praneetha, Yellu Narsimha Reddy, Bobbala Ravi Kumar. In vitro and In vivo hepatoprotective studies on methanolic extract of aerial parts of Ludwigia hyssopifolia G. Don Exell. Pharmacognosy Magazine. 2018. 14(59), 546, https://dx.doi.org/10.4103/pm.pm_85_18.
4. Dhavamani Sarathi Kannan, Shahid Mahboob, Khalid A. Al-Ghanim, Perumal Venkatachalam.
Antibacterial, Antibiofilm and Photocatalytic Activities of Biogenic Silver Nanoparticles from Ludwigia octovalvis. Journal of Cluster Science. 2021. 32(2), 255, https://doi.org/10.1007/s10876-020-01784-w.
5. Enas M. Shawky, Mohamed R. Elgindi, Haitham A. Ibrahim, Mostafa H. Baky. The potential and outgoing trends in traditional, phytochemical, economical, and ethnopharmacological importance of family Onagraceae: A comprehensive review. Journal of Ethnopharmacology. 2021. 281, 114450, https://doi.org/10.1016/j.jep.2021.114450.
6. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương pháp cô lập hợp chất tự nhiên. Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2007.
7. John E. Averett, Elsa M. Zardini, Peter C. Hoch. Flavonoid systematics of ten sections of Ludwigia (Onagraceae). Biochemical systematics. 1990. 18(7-8), 529, https://doi.org/10.1016/0305-1978(90)90124-X.
8. Yan Jing, Yang Xiu-Wei Z. Studies on the chemical constituents in herb of Ludwigia octovalvis. China journal of Chinese materia medica. 2005. 30(24), 1923, http://europepmc.org/abstract/MED/16494025.
9. Jamil A. Shilpi, Alexander I. Gray, Véronique Seidel. Chemical constituents from Ludwigia adscendens. Journal Biochemical Systematics Ecology. 2010. 38(1), 106, https://doi.org/10.1016/j.bse.2009.12,014.
10. Jinyan Zhang, Chang Liu, Yibing Lv, Jianhua Wei, Bing Li, et al. A pair of new isocoumarin enantiomers of Ludwigia hyssopifolia. Natural Product Research. 2022. 36(7), 1749, https://doi.org/10.1080/14786419.2020.1815738.
11. Marzouk M.S., Soliman F.M., Shehata I.A., Rabee M., Fawzy G.A., et al. Flavonoids and biological activities of Jussiaea repens. Natural Product Research. 2007. 21(5), 436, https://doi.org/10.1080/14786410600943288.
12. Laura A. de la Rosa, Jesús Omar Moreno-Escamilla, Joaquín Rodrigo-García, Emilio AlvarezParrilla. Phenolic compounds, Postharvest physiology and biochemistry of fruits and vegetables. Postharvest Physiology and Biochemistry of Fruits and Vegetables. 2019. 253-271, https://doi.org/10.1016/B978-0-12-813278-4.00012-9.
13. Nollet Leo M.L., Gutierrez-Uribe, Janet Alejandra. Phenolic compounds in food: Characterization and analysis. CRC Press. 2018.
14. Zhang Jinyan, Liu Chang, Jianhua Wei, Bing Li, Xin Zhan, et al. Cytotoxic compounds from Ludwigia hyssopifolia. Natural Product Communications. 2019. 14(9), https://doi.org/10.1177/1934578X19870982.
15. Morales Dulce, Ramirez Guillermo, Armando Herrera-Arellano, Jaime Tortoriello, Miguel
Zavala, et al. Identification of digestive enzyme inhibitors from Ludwigia octovalvis (Jacq.) PH Raven. Evidence-Based Complementary Alternative Medicine. 2018, https://doi.org/10.1155/2018/8781352.
16. Furtado N.A.J.C., Pirson L., Edelberg H., Miranda L.M., Loira-Pastoriza C., Preat V., et al. Triterpene Bioavailability: An Overview of In Vitro and In Vivo Studies. Molecules. 2017. 22, 400, https://doi.org/10.3390/molecules22030400.
17. Rao Ayinampudi Sridhar, Merugu Ramchander. A new triterpene from Ludwigia hyssopifolia (G. Don) exell. 2013. 5(1), 342, https://www.researchgate.net/publication/289103296.
18. Chang C-I, Kuo Y-H. Oleanane-type triterpenes from Ludwigia octovalvis. Journal of Asian natural products research. 2007. 9(1), 67, https://doi.org/10.1080/10286020500382769.
19. Chang Chi-I, Kuo Ching-Chuan, Jang-Yang Chang, Yueh-Hsiung Kuo. Three New OleananeType Triterpenes from Ludwigia octovalvis with Cytotoxic Activity against Two Human Cancer Cell Lines, Journal of natural products. 2004. 67(1), 91, https://doi.org/10.1021/np030267m.
20. K. N. Venugopala, V. Rashmi, B. Odhav. Review on Natural Coumarin Lead Compounds for Their Pharmacological Activity. Biomed Res Int. 2013. 963248, https://doi.org/10.1155/2013/963248.
21. Sourbh Suren Garg, Jeena Gupta, Shikha Sharma, Debasis Sahu. An insight into the therapeutic applications of coumarin compounds and their mechanisms of action, European Journal of Pharmaceutical Sciences. 2020. 152, 105424, https://doi.org/10.1016/j.ejps.2020.105424.