KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TẠI MỘT BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Thắng2,, Nguyễn Hương Thảo1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng hợp lý kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) giữ vai trò rất quan trọng giúp kiểm soát bệnh. Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng, đánh giá tính hợp lý và xác định các yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh hợp lý. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên các hồ sơ bệnh án của của những bệnh nhân nội trú ( 18 tuổi), được chẩn đoán VPCĐ, điều trị 3 ngày tại khoa Hô hấp thuộc một bệnh viện công lập TP. HCM (bệnh viện đa khoa hạng I, quy mô 700 giường bệnh nội trú) từ 01/11/2018 đến 29/04/2019. Các dữ liệu được thu thập bao gồm: các đặc điểm chung của bệnh nhân, đặc điểm sử dụng kháng sinh và kết quả điều trị bệnh. Tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh được đánh giá bằng cách so sánh với các hướng dẫn điều trị VPCĐ của IDSA 2007, NICE 2014, Bộ Y Tế 2015. Hồi quy logistic được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh hợp lý. Kết quả: Có 235 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân VPCĐ (138 nam và 97 nữ) được thu thập, với tuổi trung vị là 70 (59 - 80), đa phần (61,7%) các bệnh nhân 65 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân có ít nhất một bệnh kèm, tăng huyết áp là bệnh kèm chiếm tỷ lệ cao nhất (63,0%). Có 98 (41,7%) bệnh nhân được sử dụng kháng sinh hợp lý theo các HDĐT. lactam đơn trị hoặc phối hợp với fluoroquinolon là 2 phác đồ được sử dụng nhiều nhất. Bệnh nhân có mức độ bệnh trung bình và nặng có khả năng được chỉ định kháng sinh hợp lý (p < 0,05) nhiều hơn so với bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị VPCĐ tại bệnh viện nghiên cứu chưa cao. Cần có những can thiệp phù hợp để tăng cường việc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.76-78.
2. Hội lao và bệnh phổi Việt Nam (2017), "Viêm phổi cộng đồng - Từ lý luận đến thực hành", Hô hấp, 11, tr.18-20.
3. Phạm Hùng Vân và cs (2012), "Tình hình đề kháng các kháng sinh của S. pneumoniae và H. influenzae phân lập từ nhiễm trùng hô hấp cấp - Kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại Việt Nam (SOAR) 2010 – 2011", Y học thực hành, 12, tr.855.
4. Almatar M. A., Peterson G. M., Thompson A., et al. (2015), "Community-acquired pneumonia: why aren't national antibiotic guidelines followed?", International journal of clinical practice, 69(2), pp.259-266.
5. Al-Tawfiq JaffarA, Momattin Hisham, Hinedi Kareem (2019), ''Empiric Antibiotic Therapy in the Treatment of Community-acquired Pneumonia in a General Hospital in Saudi Arabia'', J Glob Infect Dis, 11(2), pp.69-72.
6. American Society of Health-SystemPharmacists (2011), Drug Information Essentials, p.201.
7. Amin A. N., Cerceo E. A., Deitelzweig S. B., et al. (2014), "The hospitalist perspective on treatment of community-acquired bacterial pneumonia", Postgraduate medicine, 126(2), pp.18-28
8. Chen Liang, Zhou Fei, Li Hui, et al. (2018), "Disease characteristics and management of hospitalised adolescents and adults with community-acquired pneumonia in China: a retrospective multicentre survey", BMJ Open, 8(2), p.18709.
9. Han X., Zhou F., Li H., et al. (2018), "Effects of age, comorbidity and adherence to current antimicrobial guidelines on mortality in hospitalized elderly patients with communityacquired pneumonia", BMC Infect Dis, 18(1), p.192.
10. National Institute for Health and Care Excellence. "Pneumonia in adults: diagnosis and management",December2014.[Online].Available: https://www.nice.org.uk/guidance/cg191 [Accessed: June 21, 2019].
11. L. A. (2004), "Epidemiology and etiology of community-acquired pneumonia", Infectious disease clinics of North America, 18(4), pp.761-776.
12. Mandell L. A., Wunderink R. G., Anzueto A., et al. (2007), "Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults", Clinical infectious diseases: an official publication of the Infectious Diseases Society of America, 44(2), pp.S27-S72.
13. Marston Hilary D, Dixon Dennis M, Knisely Jane M, et al. (2016), "Antimicrobial resistance", JAMA, 316(11), pp.1193-1204.
14. Matuz M., Bognar J., Hajdu E., et al. (2015), "Treatment of Community-Acquired Pneumonia in Adults: Analysis of the National Dispensing Database", Basic & clinical pharmacology & toxicology, 117(5), pp.330-334.
15. O'Doherty Jane, Leader Leonard F. W., O'Regan Andrew, et al. (2019), "Over prescribing of antibiotics for acute respiratory tract infections; a qualitative study to explore Irish general practitioners' perspectives", BMC family practice, 20(1), p.27.
16. Trinh H. T., Hoang P. H., Cardona-Morrell M., et al. (2015), "Antibiotic therapy for inpatients with community-acquired pneumonia in a developing country", Pharmacoepidemiology and drug safety, 24(2), pp.129-136.
17. Wunderink R. G., Waterer G. W. (2014), "Clinical practice. Community-acquired pneumonia", The New England journal of medicine, 370(6), pp.543-551.
18. Zar H. J., Madhi S. A., Aston S. J., et al. (2013), "Pneumonia in low- and middle-income countries: progress and challenges", Thorax, 68(11), pp.1052-1056.