NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA TRÊN THAI KỲ ĐẾN 49 NGÀY VÔ KINH Ở PHỤ NỮ CÓ VẾT MỔ LẤY THAI CŨ DƯỚI 36 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phan Hữu Thúy Nga1,, Phạm Văn Lình1, Lưu Thị Thanh Đào 1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng nhanh ở Việt Nam, do đó tình trạng có thai sau mổ lấy thai cũng có xu hướng tăng. Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ phá thai trên phụ nữ có vết mổ lấy thai cũ và đồng thời tăng tỷ lệ tai biến và biến chứng do phá thai. Do đó, phương pháp phá thai nội khoa trên tử cung có vết mổ lấy thai cũ góp phần làm giảm các tai biến và biến chứng của phá thai bằng nạo- hút thai. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hiệu quả, sự an toàn của phác đồ phá thai nội khoa bằng Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ đến 49 ngày vô kinh và những yếu tố liên quan đến mang thai, phá thai ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 95 phụ nữ có thai đến 49 ngày vô kinh có vết mổ cũ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 4/2016 đến 7/2017. Phác đồ sử dụng uống 200mg Mifepristone và uống 400µg Misoprostol 48 giờ sau đó, lặp lại liều 400µg Misoprostol ở những trường hợp không ra huyết âm đạo sau 4 giờ dùng liều đầu Misoprostol. Kết quả: Tỷ lệ thành công 84,2%. Đa số phụ nữ ra huyết âm đạo nhiều hơn kinh nguyệt (41,1%) và kéo dài trên 14 ngày (40,0%). Đa số phụ nữ có triệu chứng đau bụng ở mức độ vừa phải (45,3%). Các tác dụng phụ có thể có là buồn nôn (6,3%), tiêu chảy (12,6%), ớn lạnh hoặc run (9,5%). Không có tai biến: vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng. Đa số phụ nữ có kiến thức chưa đúng về nguy hiểm của phá thai (51,6%). Về lý do mang thai lần này, có 60% phụ nữ thất bại khi đang áp dụng biện pháp tránh thai. Lý do phá thai ở phụ nữ trong nghiên cứu đa số là đủ số con, không muốn sinh thêm. Kết luận: Phá thai nội khoa với Mifepristone and Misoprostol an toàn và hiệu quả cao ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2009), “Phá thai bằng thuốc đến hết tuần thứ 9”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 387-389.
2. Lê Thị Giáng Châu (2010), “Hiệu quả của mifepristone và misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện Đa Khoa Sóc
Trăng”, luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Hồ Ngọc Châu (2015), “Hiệu quả của mifepristone và misoprostol trong phá thai nội khoa
≤ 49 ngày vô kinh tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Luận án Chuyên Khoa cấp II, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Kiều Loan (2013), “Hiệu quả phá thai nội khoa trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến 63 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai”. Luận án Chuyên Khoa cấp II, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
5. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. (2004), “Một số yếu tố liên quan đến nạo phá thai ở phụ nữ có thai lần đầu tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y tế Công cộng, 2(2), 38-44.
6. Nguyễn Bạch Tuyết, Lê Hồng Cẩm, Trần Thị Lợi (2006), “Hiệu quả, tác dụng phụ của phá thai nội khoa với mifepristone và misoprostol”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 10(1), 106-110.
7. Hoàng Thị Diễm Tuyết (2008). "Đánh giá hiệu quả phá thai nội khoa ở bệnh nhân có vết mổ lấy thai cũ". Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh Chuyên đề Sản phụ khoa- Hội nghị Việt Pháp, Thành Phố Hồ Chí Minh, 17-23.
8. Beatric A. Chen, Matthew F Reeves (2008), “Misoprostol for treatment of early pregnancy failure in women with previous uterine surgery”, America Journal of Obstetric & Gynecology, 198(6), 626.
9. Elizabeth G. Raymond (2013), “First-trimester medical abortion with mifepristone 200 mg and misoprostol: a systematic review”, Contraception 87:26-37.
10. Gao P., Wang P. (1999), “Clinical observation on termination of early pregnancy of 213 cases after caesarian section with repeated use of mifepristone and misoprostol.”, Reprod Contracept., 10(4):227-33.
11. Gautam R, Agrawal V (2003). "Early medical termination pregnancy with methotrexate and misoprostol in lower segment cesarean section cases". J Obstet Gynaecol Res; 29(4):pp. 251-6.
12. Willmott FJ, Scherf C (2008), “Rupture of uterus in the first trimester during medical termination of pregnancy for exomphalos using Mifepristone/Misoprostol”, BJOG, 115:1575-1577.
13. Wu XQ. et al (2015), “Factors associated with successful transabdominal sonographyguided dilation and curettage for early cesarean scar pregnancy”, Int J Gynaecol Obstet, 131(3), 281-284.
14. Xu J., Chen H., Ma T., Wu X. (2001), “Termination of early pregnancy in the scarred uterus with mifepristone and misoprostol”. Int J Gynaecol Obstet, 72(3), pp. 245-251.