NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SỐNG HÀM TRÊN BỆNH NHÂN MẤT RĂNG TOÀN BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mất răng toàn bộ là một biến cố quan trọng, gây biến đổi tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ lẫn chức năng. Hình thái sống hàm là một trong những yếu tố giải phẫu - sinh lý quan trọng ảnh hưởng đến sự nâng đỡ, vững ổn và dính của điều trị phục hình mất răng toàn bộ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sống hàm lồi, phẳng, lõm trên bệnh mất răng toàn bộ; xác định tỷ lệ hình thái sống hàm lồi theo chỉ số kích thước, chỉ số c/a tại các vị trí trên bệnh nhân mất răng toàn bộ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 32 mẫu hàm trên 24 bệnh nhân 45-81 tuổi mất răng toàn bộ tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020. Kết quả: Sống hàm lồi chiếm nhiều nhất, 96,43%; không có sống hàm lõm. Sống hàm phẳng thường thấy ở 1/3 sau cung hàm. Trong dạng lồi có ba dạng: vuông, parabole và tam giác. Dạng tam giác chiếm nhiều nhất ở các mốc đo (50-69%), ngoại trừ tại 1/3 trước trái thì dạng parabol chiếm đa số là 53%. Kết luận: Sống hàm lồi có chiều cao nhỏ hơn chiều rộng đáy chiếm 92,6%. Chỉ số kích thước trung bình tăng dần từ vùng 1/3 sau cung hàm đến 1/3 trước cung hàm (39,38 ± 9,53% - 64,58 ± 12,97%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hình thái sống hàm, mất răng toàn bộ
Tài liệu tham khảo
Cần Thơ năm 2014, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.
2. Hoàng Tử Hùng, Taddéi C., Lê Hồ Phương Trang, Jean Nonclercq (2013), Phục hình răng tháo lắp toàn hàm – Căn bản về lâm sàng và kỹ thuật labo, Nhà xuất bản y học, tr. 11-28.
3. Hoàng Tử Hùng (2014), Giải phẫu răng, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 352-354.
4. Phạm Tuấn Huy (2014), Khảo sát tình trạng mất răng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đến khám tại khoa Răng hàm mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường đại học Y Dược Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Thanh Vân, Lê Hồ Phương Trang, Hoàng Tử Hùng (2007), Hình thể sống hàm mất răng toàn bộ hàm dưới nghiên cứu thăm dò trên 64 trường hợp, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(2), tr. 62-67.
6. Lê Hồ Phương Trang (2010), Hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm và ứng dụng thiết kế khay lấy dấu, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trần Thiên Lộc và Lê Hồ Phương Trang (2015), Thực hành phục hình răng tháo lắp toàn hàm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 29-55.
8. Berkovitz B.K.B., Holland G.R., Moxham B.J. (2017), Oral Anatomy, Histology and Embryology, Elsevier Health Sciences, pp.106-122.
9. Cawood J. I., Howell R. A. (1988), A classification of the edentulous jaws, International journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 17(4), pp. 232-236.
10. Chaitanya P., Reddy J. S., Suhasini K., Chandrika I. H., Praveen D. (2018), Time and Eruption Sequence of Permanent Teeth in Hyderabad Children: A Descriptive Crosssectional Study, International journal of clinical pediatric dentistry, 11(4), pp. 330-337.
11. Chandan Upadhyaya, Humagain Manoj (2009), The pattern of tooth loss due to dental caries and periodontal disease among patients attending dental department (OPD), Dhulikhel Hospital, Kathmandu University Teaching Hospital (KUTH), Nepal, Kathmandu University medical journal (KUMJ), 7, pp. 59-62.
12. Goiato M. C., Garcia A. R., Dos Santos D. M., Zuim P. R. (2010), Analysis of masticatory cycle efficiency in complete denture wearers, Journal of prosthodontics: Official journal of the American College of Prosthodontists, 19(1), pp. 10-13.
13. Misch C.E., Resnik R. (2017), Misch's Avoiding Complications in Oral Implantology, Elsevier Health Sciences, pp. 54-147.
14. Resnik R. (2020), Misch's Contemporary Implant Dentistry, Elsevier Health Sciences, pp. 415-435.