ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT MỘT RĂNG BẰNG CẦU RĂNG DÁN THẨM MỸ VỚI SƯỜN SỢI THỦY TINH

Bùi Giảng Minh Trí1,, Phạm Văn Lình1, Phan Thế Phước Long2, Trầm Kim Định1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất răng xảy ra ở mọi lứa tuổi gây ra xáo trộn về hệ thống nhai và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, việc phục hồi lại đủ răng mất là điều rất cần thiết. Một phương pháp xâm lấn tối thiểu mới được sử dụng để tái tạo lại răng mất là cầu răng dán thẩm mỹ với sườn sợi thủy tinh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị mất một răng bằng cầu răng dán thẩm mỹ với sườn sợi thủy tinh trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2018 – 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 58 bệnh nhân trong đó 23 nam và 35 nữ từ 16 đến 60 tuổi với 64 đơn vị phục hình 39 răng trước và 25 răng sau tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sau 6 tháng theo dõi từ tháng 3/2018 đến tháng 05/2020. Kết quả nghiên cứu: Sau khi lắp có 98,4% đạt kết quả tốt. Sau 6 tháng có 1,6% độ bền kém, 92,2% đạt kết quả tốt. Kết luận: Cầu răng dán thẩm mỹ với sợi thủy tinh là một lựa chọn tốt để phục hồi mất một răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bayne S. C (2005), Reprinting the classic article on USPHS evaluation methods for measuring the clinical research performance of restorative materials, Clinical oral investigations, 9(4), pp. 209-214.
2. Chen J. H (2005), Clinical evaluation of 546 tetracycline-stained teeth treated with porcelain laminate veneers, Journal of dentistry, 33(1), pp. 3-8.
3. Cvar J. F (2005), Reprint of criteria for the clinical evaluation of dental restorative materials., Clinical oral investigations, 9(4), pp. 215-232.
4. Diana W (2012), Analysis of the interdiffusion of resin monomers into pre-polymerized fiber-reinforced composites, Dental materials : official publication of the Academy of Dental Materials, 28(5), pp. 541-547.
5. George G. S (2002), Resin-retained Bridges Re-visited Part 1. History and Indications, Primary dental care 9(3), pp. 87-91.
6. Ijaimi Z. A (2015), Assessment of the Quality of Composite Resin Restorations, Open Journal of Stomatology, 5, pp. 19-25.
7. Izgi A. D (2011), Directly fabricated inlay-retained glass- and polyethylene fiber-reinforced composite fixed dental prostheses in posterior single missing teeth: a short-term clinical observation, The journal of adhesive dentistry, 13(4), pp. 383-391.
8. Jansen Van Rensburg J. J (2015), Fibre-Reinforced Composite (FRC) Bridge − A Minimally Destructive Approach, Dent Update, 42(4), pp. 360–366.
9. Kumbuloglu (2015), Clinical survival of indirect, anterior 3-unit surface-retained fibrereinforced composite fixed dental prosthesis: Up to 7.5-years follow-up, Zurich Open Repository and Archive, University of Zurich, 43(6), pp. 656-663.
10. Malmstrom H (2015), Success, clinical performance and patient satisfaction of direct fibrereinforced composite fixed partial dentures - a two-year clinical study, Journal of oral rehabilitation, 42(12), pp. 906-913.
11. Nguyen T. C (2010), Oral health status of adults in Southern Vietnam a crosssectional epidemiological study, BMC Oral Health 10(2), pp. 1-11.
12. Patel S. B (2004), The effect of surface finishing and storage solutions on the color stability of resin-based composites, Journal of the American Dental Association, 135(5), pp. 587-594.
13. Spinas E (2013), Prosthetic rehabilitation interventions in adolescents with fixed bridges: a 5-year observational study, European journal of paediatric dentistry, 14(1), pp. 59-62.
14. Vallittu P. K (2018), An overview of development and status of fiber-reinforced composites as dental and medical biomaterials, Acta biomaterialia odontologica Scandinavica, 4(1), pp. 44-55.
15. Van Heumen C. C (2010), Five-year survival of 3-unit fiber-reinforced composite fixed partial dentures in the posterior area, Dental materials : official publication of the Academy of Dental Materials, 26(10), pp. 954-960.