NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ HỐC MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018-2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư hốc miệng là một trong số 6 loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới, có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu ung thư hốc miệng tại Thành phố Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và khảo sát một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư hốc miệng; (2) Mô tả đặc điểm mô bệnh học và phân độ mô học ung thư hốc miệng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư hốc miệng tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ từ tháng 5/2018 đến tháng 2/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư hốc miệng là 62,01 ± 12,33, tỉ lệ nam/nữ 2,9/1. Vị trí u ở lưỡi cao nhất chiếm 40,2%, giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tế bào gai chiếm 84,3%, độ mô học độ 1 và 2 lần lượt là 34,3% và 63,7%, phần lớn bệnh nhân ung thư hốc miệng ở giai đoạn IV (58,8%). Thời gian trung bình phát hiện bệnh: 7,41 ± 17,65 tháng. Dạng lâm sàng của ung thư phổ biến là dạng sùi 36,3%, loét xâm nhiễm 34,3%. Các yếu tố nguy cơ: thói quen hút thuốc lá và uống rượu có tỉ lệ lần lượt là 68,6% và 65,7%. Kết luận: Ung thư hốc miệng tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ thường ở người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ và đến khám ở giai đoạn muộn. Các yếu tố nguy cơ liên quan ung thư hốc miệng là hút thuốc lá và uống rượu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
giai đoạn bệnh, mô bệnh học, yếu tố nguy cơ, ung thư hốc miệng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Phương Thảo (2007), Tình hình ung thư hốc miệng qua các nghiên cứu tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(số 4), tr. 31-36.
3. Trần Thanh Phương (2003), Điều trị phẫu thuật ung thư hốc miệng, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Trương Thái Trân (2016), Thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư hốc miệng sau xạ trị 2 tháng, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Kuriakose M. (2017), Contemporary Oral Oncology - Diagnosis and Management, Springer, pp 103 - 184.
6. Omar K., Abdulhameed H., Camile F. (2017), Alcohol and Oral Cancer, pp 61-82.
7. Jehannin K., Dejardin O., Lapotre B. (2017), Oral cancer characteristics in France: Descriptive epidemiology for early detection, J Stomatol Oral Maxillofac Surg, 118(2), pp 84 - 89.
8. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. (2018), Global cancer statistics 2018 Globocan estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries, CA Cancer J Clin, 68(6), pp 394 - 424.
9. National Comprehensive Cancer Network (2018), NCCN Clinical practice guidelines in Oncology Head and Neck Cancers.
10. Chher T., Hak S., Kallarakkal T.G. (2018), Prevalence of oral cancer, oral potentially malignant disorders and other oral mucosal lesions in Cambodia, Ethn Health, 23(1), pp 1 - 15.
11. Thomson P. (2018), Perspectives on oral squamous cell carcinoma prevention-proliferation, position, progression and prediction, J Oral Pathol Med, 47(9), pp 803 - 807.
12. Max R., Keith H., Michael P. (2018), Oral Pathology, Oxford University Press, pp 64 - 76.
13. Prashanth P. (2019), Oral Cancer Detection, Springer, pp 1-2.
14. Jiang X., Wu J., Wang J. (2019), Tobacco and oral squamous cell carcinoma: A review of carcinogenic pathways, Tob Induc Dis, pp 17 - 29.
15. Le Y. A., Li S., Chen Y. (2019), Tobacco smoking, alcohol drinking, betel quid chewing, and the risk of head and neck cancer in an East Asian population, Head Neck, 41(1), pp 92 - 102.