ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỘT SỐ THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN THAY VAN HAI LÁ CƠ HỌC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Liêu Trường Khánh1,, Trần Thị Như Lê1, Đoàn Thị Kim Châu1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật thay van hai lá là giải pháp điều trị triệt để các bệnh van hai lá khi bệnh tiến triển nặng không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc các tổn thương không cho phép nong van hoặc sửa van. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số thông số huyết động và chức năng trên siêu âm doppler tim ở bệnh nhân thay van hai lá cơ học tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật thay van hai lá cơ học tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 01/2021 đến 05/2022. Kết quả: 19 bệnh nhân, tuổi trung bình 45,3 ± 12,8; nữ 57,9%; triệu chứng suy tim NYHA 2 và 3 lần lượt là 57,9% và 21%, rung nhĩ là 57,9%. Tổn thương gặp nhiều nhất là hẹp hở van hai lá 42,1%, hẹp van hai lá là 31,6%, hở van hai lá là 26,3%, trong đó có 52,6% có hở van ba lá nặng được sửa van ba lá đồng thời, 10,5% trường hợp có huyết khối nhĩ trái. Nhĩ trái dãn 54,6 ± 13,4mm, với áp lực động mạch phổi tăng 48,6 ± 18,0mmHg và phân suất tống máu bảo tồn 59,4 ± 8,6%. Sau mổ Vmax là 1,6 ± 0,8m/s, Gmax 10,3 ± 3,1mmHg, EOA-PHT là 3,0 ± 0,6cm2. Các thông số đo được trên siêu âm đều giảm có ý nghĩa thống kê, chỉ có đường kính thất phải không thay đổi (p=0,095). Tỉ lệ hở van ba lá nặng giảm từ 52,6% xuống còn 10,5%. Kết luận: Siêu âm doppler tim là phương tiện đóng vai trò quan trọng giúp quyết định thời điểm phẫu thuật thay van tim, ngoài ra mà còn cung cấp các thông tin về huyết động, chức năng tim giúp đánh giá và theo dõi hoạt động của van tim cơ học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Xuân Hai, Mai Văn Viện, Hoàng Quốc Toàn (2013), Nghiên cứu hoạt động van cơ học ST.Jude Masters ở bệnh nhân thay van hai lá. Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 2, trang 1-4.
2. Tô Văn Hải, Vũ Thắng (2000), Biến chứng ở người hẹp van hai lá điều trị tại bệnh viện Hai Bà Trưng trong 3 năm. Tạp chí tim mạch học, 21 (2), trang 885-897.
3. Nguyễn Hồng Hạnh (2012), Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master. Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y 108.
4. Vũ Quỳnh Nga (2013), Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tim bằng siêu âm - Doppler ở bệnh nhân thay van hai lá Sorin Bicarbon. Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học Y dược Hà Nội.
5. Đặng Hanh Sơn (2010), Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học Sorin tại bệnh viện tim Hà Nội. Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Thành (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá có huyết khối nhĩ trái tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Lâm Việt Triều (2019), Đánh giá kết quả tạo hình van ba lá bằng vòng St.Jude Tailor ở bệnh nhân hẹp khít van hai lá hậu thấp được phẫu thuật thay van nhân tạo cơ hoặc sinh học tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Hữu Ước, (1995), Giải phẫu van hai lá người Việt trưởng thành ứng dụng trong phẫu thuật tim. Tạp chí y học thực hành, 3(466), trang 66-88.
9. Nguyễn Lân Việt (2014), Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, trang 147-163.
10. Khan, S. S., Trento, A., DeRobertis, M., et al (2001), Twenty-year comparison of tissue and mechanical valve replacement. J Thorac Cardiovasc Surg, 122 (2), pp 257-269.
11. Pflederer, T. & Flachskampf, F. A (2010), Echocardiographic follow-up after heart valve replacement. Heart, 96 (1), pp 75-85.
12. Writing Committee, M., Otto, C. M., Nishimura, R. A., et al (2021), 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 77 (4), pp 450-500.
13. Zakai, S. B., Khan, S. U., Rabbi, F., et al (2010), Effects of mitral valve replacement with and without chordal preservation on cardiac function: Early and mid-term results. J Ayub Med Coll Abbottabad, 22 (1), pp 91-96.