NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀNG TRONG BẰNG BƠM SURFACTANT Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI AN GIANG 2019-2020

Phạm Hoàng Văn1,, Nguyễn Ngọc Rạng2, Võ Thị Khánh Nguyệt2, Trương Thành Nam2
1 Bệnh viện Sản Nhi An Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh màng trong là một bệnh thường gặp nhất của hội chứng suy hô hấp ở trẻ non tháng do phổi chưa trưởng thành. Việc sử dụng surfactant để điều trị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng đạt nhiều kết quả khả quan. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh màng trong (BMT) bằng bơm surfactant ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 164 trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong tại Khoa hồi sức nhi, Bệnh viện Sản Nhi An Giang (từ tháng 3/2019-5/2020). Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam nhiều hơn tỉ lệ nữ (59,8% so với 40,2%). Tuổi thai trung bình là 30,7 ± 2,4 tuần và cân nặng lúc sinh là 1557,9 ±456,1g. 36% trẻ suy hô hấp nặng (Sliverman >5 điểm) và 48,8% trẻ mắc bệnh màng trong độ III trên X-quang. Việc điều trị bơm surfactant cho kết quả cải thiện tích cực về lâm sàng suy hô hấp, khí máu động mạch và phân độ BMT trên X-quang của trẻ (p<0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong chiếm 52,5% với nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất là nhiễm khuẩn huyết (75%). Nguy cơ thất bại điều trị (trẻ tử vong) gia tăng ở nhóm trẻ có tuổi thai dưới 28 tuần (OR=6,8, p=0,02), cân nặng lúc sinh <1000 gram (OR=4,8, p=0,03), nhóm trẻ suy hô hấp nặng (điểm Sliverman từ >5 điểm) với OR=3,1, p=0,04. Trẻ có phân độ BMT trên X-quang độ III, độ IV có nguy cơ thất bại điều trị gia tăng so với độ I với OR lần là 5,4 và 15 (p<0,05). Kết luận: Điều trị surfactant cho trẻ sơ sinh non tháng đạt hiệu quả đáng kể và cần tiếp tục thực hiện. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội (2001), “Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh”. Bài giảng Nhi khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 155- 170.
2. Nguyễn Viết Đồng (2019), Nghiên cứu điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non bằng liệu pháp surfactant tại Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh 2014 – 2018. Hội nghị khoa học Nhi khoa toàn quốc 30/11 – 1/12/2018.
3. Trần Thị Yến Linh (2011), “Hiệu quả công tác chăm sóc trẻ sơ sinh sử dụng surfactant tại phòng sơ sinh khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế ”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (15), tr. 58-63.
4. Hoàng Thị Thanh Mai (2006), Bước đầu đánh giá hiệu quả của surfactant điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Hoàng Thị Nhung (2016), Nghiên cứu phương pháp INSURE trong điều trị suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Phạm Nguyễn Tố Như, Lâm Thị Mỹ (2010), “Mô tả kết quả điều trị bệnh màng trong ở trẻ sanh non bằng Surfactant qua kỹ thuật INSURE”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 14, tr. 155- 161.
7. Cam Ngọc Phượng (2016), “Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh”, Phác đồ điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 299-305
8. Trần Thị Thủy, Ngô Thị Xuân, Phạm Trung Kiên, Hoàng Ngọc Cảnh (2017), “Kết quả phương pháp INSURE trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2, tr.106-114.
9. David G.S., Henry L.H., Virgilio S.C., et al (2013), ‟European Consensus Guidelines on the Management of Neonatal Respiratory Distress Syndrome in Preterm Infants - 2013 Update” Neonatology 2013, pp 353-368
10. Manandhar, Sunil Raja (2019), "Outcome of Surfactant Replacement Therapy in Preterm Babies with Hyaline Membrane Disease at Neonatal Intensive Care Unit of a Tertiary Hospital", Birat Journal of Health Sciences. 3, pp. 537-541
11. Femitha P, Rojo Joy, Adhisivam B, Prasad K, Bahubali DG, Bhat VB (2012), "Surfactant Replacement Therapy (SRT) in Respiratory distress syndrome (RDS)", Curr Pediatr Res. 16(2), pp. 134-136
12. Fujiwara T., Maeta H., et al (1980), “Artificial surfactant therapy in hyaline membrane disease”. Lancet 1, pp. 55- 59
13. Soll RF, Morley CJ (2001), “Prophylactic versus selective use of surfactant in preventing morbidity and mortality in preterm infants”. Cochrane Database Syst Rev. 2001;(2):CD000510
14. Yost CC, Soll RF (2000), “Early versus delayed selective surfactant treatment for neonatal respiratory distress syndrome”. Cochrane Database Syst Rev. 2000, (2):CD001456