ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG Ở TRẺ EM MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ TỔN THƯƠNG GAN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Lâm Thị Huệ1,, Nguyễn Ngọc Rạng1, Phan Việt Hưng 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có tổn thương gan gây rối loạn đông máu và nhiều biến chứng, làm tình trạng bệnh nặng và kéo dài hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng SXHD có tổn thương gan ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang  gồm tất cả bệnh nhi (BN) bị SXHD điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 5 năm 2020. Kết quả: Có 230 BN SXHD được đưa vào nghiên cứu, tổn thương gan chiếm tỉ lệ 35,2%. Triệu chứng lâm sàng chính: sốt cao liên tục (100%), vật vã/lừ đừ/li bì (42%), đau bụng vùng gan (86,4%), gan to >2cm (86,4%), nôn nhiều (30,9%), xuất huyết (dưới da (79%), niêm mạc (24,7%), tiêu hóa (9,9%)). Đặc điểm cận lâm sàng chính: AST (aspartate aminotransferase) và ALT (alanine aminotransferase) đều tăng trên 2 lần giới hạn trên mức bình thường.  Tỉ lệ biến chứng trên nhóm tổn thương gan lần lượt: sốc (70,4%), giảm albumin máu (75,3%), rối loạn điện giải (71,6%), xuất huyết (28,4%), rối loạn đông máu (75,3%) và đông máu nội mạch lan tỏa (51,9%). BN có tổn thương gan có nguy cơ xuất hiện các biến chứng này nhiều hơn (p<0,05). Kết luận: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự xuất hiện biến chứng bệnh của SXHD có tổn thương gan có khuynh hướng nặng hơn so với nhóm không tổn thương gan trong SXHD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cục Y tế dự phòng (2017), Thông tin tình hình hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. [Internet], 26/07/2017.
2. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2004), Suy gan trong sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em. Luận án tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Trọng Lân (1995), Một số kinh nghiệm thực tế trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược.
4. Phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện Nhi Đồng 1 (2013), Phác đồ điều trị nhi khoa. NXB Y học, tr. 76-82.
5. Nguyễn Ngọc Rạng (1996), Siêu âm và giá trị tiên đoán vào sốc trong sốt xuất huyết. Thời sự Y Dược học, 8, tr. 6-9.
6. Gandhi K. (2017), Approach to hypoglycemia in infants and children. Transl Pediatr, 6 (4), pp. 408-420.
7. Jagadishkumar K, Jain P, Manjunath V G, Umesh L. (2012), Hepatic involvement in dengue Fever in children. Iran J Pediatr, 22 (2), pp. 231-236.
8. Kamolwish L, Jundee P, Pruekprasert P, Geater A. (2016), Outcome of Severe Dengue Viral Infection-caused Acute Liver Failure in Thai Children. J Trop Pediatr, 62 (3), pp. 200-205.
9. Kulasinghe S, Ediriweera R, Kumara P. (2016), Association of abnormal coagulation tests with Dengue virus infection and their significance as early predictors of fluid leakage and bleeding. Sri Lanka Journal of Child Health, 45, pp. 184.
10. Parkash O, Almas A, Jafri S M W, Hamid S et al. (2010), Severity of acute hepatitis and its outcome in patients with dengue fever in a tertiary care hospital Karachi, Pakistan (South Asia. BMC gastroenterology, 10 pp. 43-43.
11. Roy A, Sarkar D, Chakraborty S, Chaudhuri J et al. (2013), Profile of hepatic involvement by dengue virus in dengue infected children. N Am J Med Sci, 5 (8), pp. 480-485.
12. Sundberg E, Hultdin J, Nilsson S, Ahlm C. (2011), Evidence of disseminated intravascular coagulation in a hemorrhagic fever with renal syndrome-scoring models and severe illness. PLoS One, 6 (6), pp. e21134.
13. Wang X J, Wei H X, Jiang S C, He C et al. (2016), Evaluation of aminotransferase abnormality in dengue patients: A meta analysis. Acta Trop, 156, pp. 130-136.
14. Weerapong P, Martínez Vega R, Phonrat B, Dhitavat J et al. (2016), Differences in Liver Impairment Between Adults and Children with Dengue Infection. Am J Trop Med Hyg, 94 (5), pp. 1073-1079.