KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY GALEAZZI

Đặng Phước Giàu1,, Nguyễn Thành Tấn 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

   Đặt vấn đề: Gãy Galeazzi là tổn thương phối hợp gãy thân xương quay và trật khớp quay trụ dưới. Bỏ sót tổn thương trật khớp khi chẩn đoán hoặc tiếp cận điều trị không đầy đủ thường dẫn đến kết quả phục hồi chức năng không như mong muốn. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm tổn thương, kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân được chẩn đoán gãy Galeazzi và điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít từ tháng 4/2018 đến 12/2019 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Có 60 bệnh nhân (36 nam, 24 nữ, tuổi trung bình 40,6) được điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít; xương quay gãy thấp chiếm 76,7%, gãy cao chiếm 23,3%. Sau phẫu thuật kết hợp xương quay, tỷ lệ khớp quay trụ dưới mất vững của nhóm gãy thấp (loại I) cao hơn nhóm gãy cao (loại II); khớp quay trụ dưới được nắn và bó bột 63,4%; trường hợp nắn và khóa khớp bằng đinh Kirschner 28,3% trường hợp và kết hợp mỏm trâm trụ 8,3%. Quá trình theo dõi điều trị trung bình 15,53 ± 5,61 tháng qua thang bảng điểm Green and O’Brien, kết quả điều trị tốt 86,7%, khá 11,7%, đạt 1,6%, không có kết quả xấu. Tất cả các trường hợp lành xương tốt, 1 trường hợp nhiễm trùng nông vết mổ, không ghi nhận biến chứng khác. Kết luận: Tổn thương mất vững khớp quay trụ dưới thường gặp ở dạng gãy thấp, chẩn đoán sớm và điều trị theo phác đồ Browner mang lại hiệu quả cao, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng tinh tế vùng cẳng bàn tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Châu (2014), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy Galeazzi, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
2. Trương Công Đạt (2002), Điều trị gãy trật Galeazzi, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Vũ Trung Hiếu, Đỗ Phước Hùng (2012), Khảo sát đặc điểm X-quang khớp quay trụ dưới sau điều trị gãy trật Galeazzi theo phác đồ Brower, Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên lần thứ XIX Hội chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, tr 110-113.
4. Nguyễn Thế Ty (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy Galeazzi, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Huế.
5. Anastasios V. Korompilias (2011), Distal Radioulnar Joint Instability (Galeazzi Type Injury) After Internal Fixation in Relation to the Radius Fracture Pattern, The journal of Hand Surgery, 36A, pp 848-852.
6. David Ring (2006), Isolated radial shaft fractures are common than Galeazzi fracutres, The journal of Hand Surgery, 31A, pp 17-21.
7. Frederick Azar (2017), Campbell’s Operative Orthopaedics, 13e. Mosby, pp 2991.
8. Iris H.Y. Kwok (2011), Assessing Results After Distal Radius Fracture Treatment: A Comparison of Objective and Subjective Tools, Geriatric Orthopaedic Surgery & Rehabilitation, 2(4), pp 155-160.
9. Mikic Z.D. (1975), Galeazzi fracture-dislocations, Journal of Bone and Joint Surgery, 57A, pp 1071-1080.