ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM BÀN CHÂN BẰNG BÔI THUỐC TERBINAFINE TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019 – 2020

Nguyễn Văn Hải1,, Đoàn Văn Quyền2, Từ Huyết Tâm3
1 Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần Tỉnh Hậu Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: bệnh nấm bàn chân là một bệnh lý phổ biến, làm cho bệnh nhân ngứa, khó chịu, gây khó khăn trong sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Terbinafine 1% là một loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm allylamine, có tác dụng tốt trên bệnh nhân nấm bàn chân. Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu đề cập đến hiệu quả điều trị của terbinafine với nấm bàn chân cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm bàn chân bằng bôi thuốc terbinafine là điều thật sự cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh nấm bàn chân bằng bôi thuốc terbinafine tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. Trên 140 bệnh nhân nấm bàn chân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ. Kết quả: 140 bệnh nhân nấm bàn chân có 60,7% là nam giới và 39,3% là nữ giới, tuổi trung bình là 34,84±13,91 tuổi. Triệu chứng cơ năng gồm có: 81,4% ngứa, 43,6% tăng tiết mồ hôi, 16,4% bỏng rát. Các tổn thương cơ bản có: 93,6% dát đỏ, 69,3% vảy da, 60,0% mụn nước, 30,7% nứt kẽ, diện tích tổn thương >400cm2 chiếm 20,0%, mức độ nặng của bệnh có mức độ trung bình 64,3%. Có sự liên quan giữa bệnh nhân nấm bàn chân với thói quen chơi thể thao, thói quen đi giày, tất và tăng tiết mồ hôi. Sau 4 tuần điều trị bệnh nấm bàn chân bằng thuốc bôi terbinafine 1%  có 81,4% bệnh nhân đáp ứng tốt, 18,6% có đáp ứng trung bình và chưa ghi nhận trường hợp nào có đáp ứng kém. Kết luận: terbinafine hiệu quả trong điều trị bệnh nấm bàn chân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Ân, Bùi Thị Hồng Nhụy, Nguyễn Thị Bình (2019), "Đặc điểm một số loài nấm sợi gây bệnh nấm da ở bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa 2013-2015", Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29 (Số 6), tr 143-148.
2. Bộ Y Tế Bộ (2015), Quyết định: Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu” Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2015.
3. Trần Hậu Khang (2014), Bệnh học da liễu, Sách đào tạo sau đại học, NXB Y học
4. Nguyễn Minh Thu (2012), Nghiên cứu tình hình nấm bàn chân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2012, Luận văn Bác sĩ Nội trú,Trường Đại học Y Dược Hà Nội, Cần Thơ.
5. Berman B, Ellis C, et al (1992), "Efficacy of a 1-week, twice-daily regimen of terbinafine 1% cream in the treatment of interdigital tinea pedis. Results of placebo-controlled, doubleblind, multicenter trials", J Am Acad Dermatol, 26 (6), pp 956-960.
6. Crawford F, Hollis S (2007), "Topical treatments for fungal infections of the skin and nails of the foot.", Cochrane Database Syst Rev, 18 (3), pp.CD001434.
7. De Chauvin MF, Viguié Vallanet C, Et al (2007), "Novel, single dose, topical treatment of tinea pedis using terbinafine: results of a dose finding clinical trial", Mycoses, 51 (1), pp 1-6.
8. Eisman S, Sinclair R (2014), "Fungal nail infection: diagnosis and management", BMJ, 348, pp 1-11.
9. Evans EG, Dodman B, et al (1993), "Comparison of terbinafine and clotrimazole in treating tinea pedis", BMJ, 307 (6905), pp 645-647.
10. Hiruma J, Kitagawa H, et al (2019), "Terbinafine-resistant strain of Trichophyton interdigitale strain isolated from a tinea pedis patient", J Dermatol, 46 (4), pp 351-353.
11. Kintsurashvili N, Kvlividze O, Galdava G (2020), "Prevalence and risk factors of tinea pedis in Georgian defense forces", BMJ Mil Health, 2020 (0), pp 1-4.
12. McAuley WJ, Jones SA (2016), "An investigation of how fungal infection influences drug penetration through onychomycosis patient's nail plates", Eur J Pharm Biopharm, 102, pp 178-184.
13. Ortonne JP, Korting HC, et al (2006), "Efficacy and safety of a new single-dose terbinafine 1% formulation in patients with tinea pedis (athlete's foot): A randomized, double-blind, placebo-controlled study", J Eur Acad Dermatol Venereol, 20 (10), pp.1307-1313.
14. Shimoyama H, Sei Y (2019), "2016 epidemiological survey of dermatomycoses in Japan", Med Mycol J, 60 (3), pp 75-82.