ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TENNISON TẠI BỆNH VIỆN MẮT – RĂNG HÀM MẶT CẦN THƠ, 2018 – 2020

Bùi Vũ Ngọc Lan1,, Trần Thị Phương Đan1, Nguyễn Thanh Hòa2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Khe hở môi và vòm miệng là dị tật bẩm thường gặp nhất trong các dị tật vùng hàm mặt, trong đó các biến dạng bẩm sinh của khe hở môi ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, thẩm mỹ, phát âm và sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật khe hở môi một bên bằng phương pháp Tennison tại Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt Cần Thơ, năm 2018 – 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca lâm sàng trên 32 bệnh nhân có 19 nam, 13 nữ khe hở môi một bên, đánh giá kết quả điều trị sau 1 tuần và 6 tháng phẫu thuật. Kết quả: Nhóm tuổi phẫu thuật từ 6 tháng – 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao 50%, tỷ lệ nam 59,4% cao hơn nữ 40,6%, khe hở bên trái chiếm nhiều hơn (56,3%), sau 1 tuần phẫu thuật đa số trường hợp sự lành thương và sẹo được đánh giá tốt là 87,5% và 100% vạt da đều tốt. Kết quả phẫu thuật chung sau 1 tuần và 6 tháng lần lượt là 96,9%. Kết luận: Phương pháp Tennison là phẫu thuật khe hở môi một bên đem lại kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Dũng (2004), Tình hình phẫu thuật tạo hình khe hở môi tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa trong 10 năm (1991-2000), Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt năm 2004, tr 238-242.
2. Mai Đình Hưng (1972), Tổng kết 14 năm điều trị khe hở môi bẩm sinh tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Việt Đức, Nội san Răng hàm mặt, 2, tr 35-51.
3. Bùi Đức Thành (2017), Đánh giá kết quả tạo hình chữ Z trong phương pháp Millard điều trị khe hở môi toàn bộ một bên tại bệnh viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội năm 2016 – 2017 , Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội.
4. Nguyễn Hùng Vĩ (1997), So sánh kết quả mổ khe hở môi trên một bên bẩm sinh giữa phương pháp Millard và Tennison – Oboukhova cải tiến tại bệnh viện trung ương quân đội 108 từ
1970 – 1996, Luận án thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
5. Adekunle Moses Adetayo (2019), Unilateral cleft lip: evaluation and comparison of treatment outcome with two surgical techniques based on qualitative (subject/guardian and professional) assessment, J Korean Assoc Oral Maxillofac Surg, 45(3), pp 141-51.
6. Assuncao A. G (1992), The V.L.S. classiíĩcation for secondary deformities in the unilateral cleft lip: clinical application, Br J Pirast Surg, 45(2), pp 293-6.
7. Borsky J (2012), Successful early neonatal repair of cleft lip within fírst 8 days of life, International Journal of Pediatric Otorhinolaryngorogy, 16(2), pp 1616-26.
8. Omar G.S (2006), Prevalence of a Simonart’s Band in Patients With Complete Cleft Lip and Alveolus and Complete Cleft Lip and Palate, Cleft Palate-Craniofacial Journal, 43, pp 442-5.
9. Onder Tan (2007), Triangular with Alanasi repair of unilateral cleft lips: a personal technique and early outcomes, J Craniofac Surg, 18(1), pp 186.
10. Rajanikanth B.R (2012), Assessment of deformities of the Lip and Nose in Cleft Lip Alveolus and Palate Patients by a Rating Scale, J Maxilỉofac Oral Surg, 11(3), pp 38-46.
11. Raymond Tse (2012), Unilateral Cleft Lip: Principles and Practice of Surgical Management, Semin Plast Surg, 26(4), pp 145-156.
12. Srinivas G.R (2013), Assessment of nostril symmetry after primary cleft rhinoplasty in patients with complete unilateral cleft lip and palate, Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery, 41(1), pp 147-152.
13. Taiwo O. A (2013), Surgical outcome and complications following cleft lip and palate repair in a teaching hospital in Nigeria, Afr J Paediatr Surg, 10(4), pp 345-357.
14. Yoav Kaufman (2012), Cleft Nasal Deformity and Rhinoplasty, Semin Plast Surg, 26(4), pp 184-190.