NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH LAO PHỔI AFB (-) TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN BIÊN NĂM 2019

Đặng Thanh Phong1,, Võ Huỳnh Trang2, Nguyễn Minh Phương2
1 Trung tâm Giám định Pháp Y Tây Ninh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, bệnh lao có xu hướng gia tăng trở lại, trong đó có lao AFB (-), đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (-) và yếu tố liên quan tại Trung tâm y tế huyện Tân Biên, Tây Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 164 bệnh nhân lao phổi đăng ký điều trị từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019 tại Trung tâm y tế huyện Tân Biên. Đánh giá tỷ lệ bệnh lao phổi AFB (-) theo dựa trên các xét nghiệm soi đàm, Xquang phổi, Gene Xpert MTB/ RIF, trong đó, có ít nhất 2 mẫu đàm khác nhau có kết quả AFB (-). Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (-) ở các bệnh nhân lao phổi chiếm 34,8%. Tỷ lệ AFB (-) theo dân số là 56,27/100.000 dân. Nghiên cứu ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh lao phổi AFB (-) là giới tính, thời gian khám phát hiện lao và hút thuốc lá, trong đó, tỷ lệ bệnh lao phổi AFB (-) cao hơn ở bệnh nhân nữ, thời gian khám phát hiện lao, hút thuốc lá 2,770 lần; 2,969 lần và 2,674 lần so với nhóm còn lại. Kết luận: Tỷ lệ lao phổi AFB (-) khá cao (34,8%), tỷ lệ này tăng lên ở nhóm bệnh nhân lao phổi là nữ, hút thuốc lá và thời gian khám phát hiện bệnh lao sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2004), So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới sau 2 tháng điều trị (SHZR) còn và không còn AFB, kết quả phát hiện thêm vi khuẩn trong đờm bằng kỹ thuật PDR, Tạp chí nghiên cứu Y học, phụ bản 32 (6), tr 197201
2. Ngô Thanh Bình (2013), Khảo sát tình trang hút thuốc lá bệnh nhân nam mắc lao phổi, Nghiên cứu y học Hồ Chí Minh, tập 17(1), năm 2013, tr 41-51.
3. Bộ Y Tế (2018), Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao, Quyết định số 3126/QĐ – BYT, ngày 23 tháng 5 năm 2018.
4. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự bệnh lao, Quyết định 1314/QĐ-TYT.
5. Bộ y tế Việt Nam, Chương trình Phòng chống lao (2017), Thông cáo báo chí Chương trình phòng chống lao quốc gia nhân ngày Quốc tế Phòng chống lao 24/03/2017.
6. Tôn Công Cương (2017), Lao tái: hình thái lâm sàng và những tiến bộ trong chẩn đoán hiện nay, Tạp chí y học Việt Nam, Số 1, tra 230-235.
7. Nguyên Huy Điện (2015), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới ở bệnh nhân tiểu đường typ II tại bệnh viện lao phổi Hải Phòng trong 5 năm từ 2020-2014, Tạp chí Y học thực hành, số 6, tr 9-13.
8. Hoàng Văn Lâm (2020), Kết quả xét nghiệm MGIT ở bệnh nhân lao phổi AFB (-) tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 225 (1), tr 61-65.
9. Nguyễn Lộc (2019), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị lao phổi AFB (+) mới tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019, Luận văn chuyên khoa II, Trường đại học Y dược Cần Thơ.