KHẢO SÁT NẾP NHĂN DÁI TAI TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ

Đào Trần Nhất Phong1,, Nguyễn Thị Diễm Phương1, Dương Diễm Ái1, Huỳnh Ngọc Hồng Châu1, Lê Thị Mỹ Tiên 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ là căn bệnh thường gặp và để lại những di chứng nặng nề, nên công tác dự phòng xác định những dấu hiệu có thể tiên đoán trước là cần thiết. Nếp nhăn dái tai (ELC) được cho là có liên quan đến các bệnh lý mạch vành, mạch máu ngoại biên và đột quỵ. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tỉ lệ xuất hiện của nếp nhăn dái tai trên bệnh nhân đột quỵ và mô tả các loại nếp nhăn xuất hiện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 400 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu và xuất huyết não, thu thập các đặc điểm chung, quan sát dái tai hai bên. Kết quả: Tỉ lệ xuất hiện nếp nhăn dái tai trên bệnh nhân đột quỵ não là 80%. Trong 328 bệnh nhân nhồi máu não thì có 267 (chiếm 81,4%) bệnh nhân có xuất hiện nếp nhăn. Trong 72 bệnh nhân xuất huyết não thì có 53 bệnh nhân (chiếm 73,6%) xuất hiện nếp nhăn. Dựa trên quan sát và hình ảnh thu thập, chúng tôi phân chia nếp nhăn dái tai xuất hiện thành 4 loại. Kết luận: Tỉ lệ xuất hiện nếp nhăn dái tai trên bệnh nhân đột quỵ là 80% và xuất hiện với 4 loại. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Minh (2019), Giáo trình thần kinh học Trường đại học Y Dược Cần Thơ, Nhà xuất bản Y học, tr.64.
2. Cao Phi Phong, Trần Trung Thành (2012), “Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân sau đột quỵ”, Tạp chí thần kinh học số 6, Hội thần kinh học Việt Nam.
3. Võ Thanh Phong (2018), Phân loại các bệnh cảnh y học cổ truyền trong đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp, Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. HCM.
4. Nguyễn Văn Thành, Vũ Anh Nhị (2009), “Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não”, Tạp chí thần kinh học số 9.
5. Aris P. Agouridis, et al (2014), “Earlobe crease: a marker of coronary artery disease?”, Archives of Medical Science, 11(6),1145-1155.
6. Frank ST (1973), “Aural sign of coronary artery disease”, New England Journal of Medicine., 289(6), 327-328.
7. HealthGrove (2013), Global Health Statistics – Stroke in Vietnam.
8. Higuchi Y, Maeda T, Guan J-Z, Oyama J, Sugano M, Makino N (2009), “Diagonal earlobe crease are associated with shorter telomere in male Japanese patients with metabolic syndrome”, Circulation Journal, 73(2), 274-279.
9. Kadam YR, Shah YM, Kore P (2018), “Diagonal earlobe crease: Prevalence and association with medical ailments”, Journal of Clinical and Preventive Cardiology, 7(2), 49-53.
10. Park JK, Kim HJ, Chang SJ, et al. (1998), “Risk factors for hemorrhagic stroke in Wonju, Korea”, Yonsei Medical Journal, 39(3), 229-235.
11. Rodriguez-Lopez C, Garlito-Diaz H, Madronero-Mariscal R, et al. (2015), “Earlobe Crease Shapes and Cardiovascular Events”, American Journal of Cardiology, 116(2), 286-289.
12. Saleh Nazzal, Basem Hijazi, Luai Khalila, Arnon Blum (2017), “Diagonal Earlobe Crease: A Predictor of Cerebral Vascular Events”, American Journal of Cardiology, 130(11), 1324.
13. Shoenfeld Y, Mor R, Weinberger A, Avidor A, Pinkhas A (1980), “Diagonal ear lobe crease and coronary risk factors”, Journal of the American Geriatrics Society, 8,184-187.
14. Wang Y, et al (2016), “Relationship between diagonal earlobe creases and coronary artery disease as determined via angiography”, BMJ Open, 10,1136.
15. Yin Huihe (1985), The basic theory of Chinese traditional medicine, People’s Medical Publishing House Co., Beijing, 9.