MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TẠI TỈNH TÂY NINH TRONG 5 NĂM 2015-2019

Đỗ Hồng Sơn1,, Hoa Công Hậu1, Nguyễn Minh Phương2, Phạm Văn Lình2
1 Sở Y tế Tây Ninh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô hình bệnh tật là sự phản ánh tình hình sức khỏe, kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó, giúp định hướng đầu tư các trang thiết bị hợp lý và chuẩn bị nhân sự phù hợp xu hướng bệnh tật của tỉnh trong những năm tới nhằm làm giảm gánh nặng bệnh tật. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ 10 chương bệnh, 10 bệnh nhập viện cao nhất theo ICD 10 ở các bệnh viện đa khoa tại tỉnh Tây Ninh từ 2015-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, số liệu lấy toàn bộ bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, Trung tâm Y tế Tân Biên và Trung tâm Y tế Gò Dầu từ năm 2015 đến 2019. Kết quả: Mười chương bệnh thường gặp nhất là chương XIX (Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài): 19,93%, XV (Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản): 14,34%, X (Bệnh hệ hô hấp): 13,64%, XI (Bệnh hệ tiêu hóa): 12,22%, IX (Bệnh hệ tuần hoàn): 11,77%, I (Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng): 6,4%, XIV (Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu): 3,66%, VIII (Bệnh tai và xương chũm): 3,2%, IV (Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa): 2,27% và XXI (Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế): 1,89%. Mười bệnh thường gặp nhất là Đẻ thường một thai: 6,45%, Tăng huyết áp vô căn: 5,9%, Tổn thương nông ở đầu: 5,08%, Mổ lấy thai cho một thai: 3,63%, Khó tiêu chức năng: 3,62%, Rối loạn chức năng tiền đình: 3,1%, Viêm dạ dày và tá tràng: 2,87%, Viêm phổi do vi khuẩn, chưa được phân loại nơi khác: 2,28%, Cúm, virus không được định danh: 2,04% và Vết thương hở ở đầu: 2,03%. Kết luận: Mô hình bệnh tật ở các bệnh viện đa khoa tại tỉnh Tây Ninh phù hợp với mô hình bệnh tật của quốc gia hiện nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Bài, Bùi Văn Chín (2010), Nghiên cứu mô hình bệnh tật BVĐK huyện Thới Bình trong 04 năm 2006 – 2009.
2. Bộ Y tế (2016), Các chỉ tiêu dân số - kinh tế - xã hội – môi trường, Niên giám thống kê y tế 2016, NXB Y học, tr.13-36.
3. Bộ Y tế (2019), Bệnh tật tử vong tại BV, Niên giám thống kê y tế 2018, NXB Y học.
4. Trần Thượng Dũng, Phạm Thị Oanh, Vũ Đình Hùng, Hà Thị Dung Hòa, Nguyễn Thị Kiều, Nguyễn Ngọc (2012), Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong tại BVĐK tỉnh Bình Định trong 3 năm 2008-2010, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học BVĐK tỉnh Bình Định lần thứ VII – năm 2012: 212-220.
5. Võ Hưng, Hồ Việt Mỹ, Trần Thị Thu, Trần Như Luận (2000), Khảo sát điều tra mô hình bệnh tật của nhân dân tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp phòng chống bệnh, http://www.dostbinhdinh.org.vn/KyYeu/GiaiDoan1991-2000/Kyyeu_60.htm, truy cập 19/9/2019.
6. Phạm Văn Lình, Phạm Thị Tâm (2017), Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại các BV tỉnh Vĩnh Long trong 5 năm từ 2010 đến 2014, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 9/2017, tr.14-20.
7. Phan Minh Phú, Bùi Mạnh Côn, Hồng Tuấn An, Đoàn Vương Kiệt (2016), Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong tại BV An Bình năm 2014, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 20 Số 5, tr.149-155.
8. Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu, Huỳnh Quốc Việt, Kha Hữu Nhân, Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Tấn Đạt, Trương Thành Nam, Thái Thị Ngọc Thúy, Huỳnh Kim Hồng, Đặng Hải Đăng (2018), Nghiên cứu mô hình bệnh tật, tử vong và gánh nặng bệnh tật tại tỉnh Cà Mau, Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Kim Loan, Võ Phạm Trọng Nhân (2018), Đặc điểm mô hình bệnh tật tại BV Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2017, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 22, Số 1, tr.285-292.
10. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Cù Thanh Tuyền, Trần Thị Ngọc Vân, Huỳnh Như (2019), Đặc điểm mô hình bệnh tật của BV Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2016, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 23 Số 2, tr.396-402.
11. Ministry of Health and Sports, The Republic of the Union of Myanmar (2018), Hospital Statistics Report 2014-2016, Nay Pyi Taw.