TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ VIÊM PHỔI TỪ 02 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2019-2020

Nguyễn Đức Trí 1,, Nguyễn Minh Phương2
1 Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D gây còi xương, giảm canxi máu ở trẻ sơ sinh, trẻ em và loãng xương ở người lớn, thanh thiếu niên. Mục tiêu: 1) Xác định tình trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan; 2) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và 3) Đánh giá kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi từ 02 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 20192020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 188 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi đang điều trị viêm phổi tại bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2019-2020. Kết quả: Tỷ lệ trẻ giảm vitamin D chiếm 22,3%, thiếu vitamin D là 11,7%. Các yếu tố bú sữa mẹ hoàn toàn và phơi nắng mỗi ngày có mối liên quan có ý thống kê với với hàm lượng vitamin D ở trẻ. Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng: khò khè, rút lõm ngực, số ngày mắc bệnh dài, tiền sử viêm phổi, thiếu máu xuất hiện nhiều hơn ở nhóm trẻ giảm vitamin D. Nhóm trẻ có giảm vitamin D cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn, nguy cơ thất bại điều trị viêm phổi nhiều hơn ở trẻ em thiếu vitamin D. Kết luận: Cần bổ sung vitamin D ở những giai đoạn cần thiết như thai kỳ của mẹ, trẻ 6 tháng đầu sau sinh và phơi nắng hàng ngày giúp giảm nguy cơ thiếu vitamin D ở trẻ em, góp phần giảm mức độ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khi mắc bệnh viêm phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Dũng (2014), Thực trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở trẻ 3-5 tuổi, Tạp chí nghiên cứu y học, 86(1), tr. 73-79.
2. Dusso Adriana S., et al (2005), Vitamin D, Am J Physiol Renal Physiol, 289, p. 8-28.
3. Holick Michael F. (2007), Vitamin D Deficiency, The New England Journal of Medicine, 357, p. 266-281.
4. Hollis B.W. (2005), Circulating 25-hydroxyvitamin D levels indicative of vitamin D sufficiency: implications for establishing a new effective dietary intake recommendation for vitamin D, J Nutr, 135(2), p. 317-322.
5. Jat Kana Ram (2017), Vitamin D deficiency and lower respiratory tract infections in children: a systematic review and meta-analysis of observational studies, Tropical Doctor, 47(1), p. 77–p84.
6. Jia Kun-Peng, et al (2017), Lower level of vitamin D3 is associated with susceptibility toacute lower respiratory tract infection (ALRTI) and severity: a hospital based study in Chinese infants, Int J Clin Exp Med, 10(5), p. 7997-8003.
7. Kochupillai N. (2008), The physiology of vitamin D: Current concepts, Indian J Med Res, p. 256-262.
8. Laaksi Ilkka, et al (2010), Vitamin D Supplementation for the Prevention of Acute Respiratory Tract Infection: A Randomized, Double-Blinded Trial among Young Finnish Men, The Journal of Infectious Diseases, 202(5), p. 809-814.
9. Martineau Adrian R, et al (2017), Vitamin D supplementation to prevent acute respiratory tract infections: systematic review and meta-analysis of individual participant data, BMJ, 356.
10. Misra M, et al (2008), Vitamin D deficiency in children and its management: review of current knowledge and recommendations, Pediatrics, 122(2), p. 398-417.
11. Mohamed Wahab W.A, Al-Shehri M.A. (2012), Cord blood 25-hydroxyvitamin D levels and the risk of acute lower respiratory tract infection in early childhood, Journal of Tropical Pediatrics, 59(1), p. 29-35.
12. Nguyen Minh Phuong, et al (2020), Vitamin D and bone mineral density status, and their correlation with bone turnover markers in healthy children aged 6–14 in Vietnam, Curr Pediatr Res, 24(3), p. 203-208.
13. Oduwole A.O., et al (2010), Relationship between Vitamin D Levels and Outcome ofPneumonia in Children, West African Journal of Medicine, 29(6), p. 373-378.
14. Prentice Ann (2016), Vitamin D and Health, Scientific Advisory Committee on Nutrition.