NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN QUÁ PHÁT GÂY NGỦ NGÁY Ở BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngáy là biểu hiện đầu tiên và thường gặp của rối loạn giấc ngủ, có tới 30% trường hợp ngáy có ngưng thở lúc ngủ. Có nhiều yếu tố liên quan đến ngáy như: béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc an thần, amidan quá phát. Có nhiều phương pháp đã được áp dụng trong phẫu thuật điều trị ngủ ngáy, trong đó phẫu thuật cắt amidan quá phát gây ngủ ngáy cũng có vai trò quan trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm amidan quá phát gây ngủ ngáy và đánh giá kết quả cải thiện ngủ ngáy bằng phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 49 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán ngáy và được điều trị bằng phẫu thuật cắt amidan. Địa điểm tại bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, thời gian từ tháng 04/2018 đến 04/2020. Kết quả: Có 49 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 32 nam (65,3%), 17 nữ (34,7%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 38,69 9,16. Trung bình BMI: 25,5 4,1. Độ ngáy chiếm tỷ lệ cao nhất là độ III (44,9%). Amidan quá phát độ III có tỷ lệ cao nhất (71,4%). Không có trường hợp nào bị tai biến trong phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt là khá cao, khi ra viện chiếm (75,5%) và sau 3 tháng chiếm (93,9%). Kết luận: Phẫu thuật cắt amiđan làm rộng eo họng, rộng đường hô hấp và sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng ngáy đáng kể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngủ ngáy, amidan quá phát, phẫu thuật cắt amidan
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Vũ Thông và các cộng sự (2011), "Đánh giá hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng thông khí áp lực dương liên tục tại Bệnh Viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 15,(Phụ bản số 4), tr. 97-101.
3. Hoàng Gia Thịnh, Võ Hiếu Bình và Võ Quang Phúc (2003), "Điều trị bệnh ngáy bằng phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu Hernandez", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 7,(Phụ bản số 1), tr. tr.111-114.
4. Huỳnh Ngọc Luận (2014), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngáy bằng phẫu thuật chỉnh hình màn hầu kết hợp với cắt amiđan", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Trần Doãn Trung Cang (2017), "Phẫu thuật chỉnh hình màn hầu trong điều trị ngáy và ngưng thở lúc ngủ do hẹp eo họng bằng dao plasma", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
6. Dell'Aringa, A. R. , et al. (2005), "Histological analysis of tonsillectomy and adenoidectomy specimens--January 2001 to May 2003", Braz J Otorhinolaryngol. 71(1), pp. 18-22.
7. Phan Văn Dưng (2006), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính được phẫu thuật tại Huế", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Huế.
8. Punjabi NM (2008). ―The Epidemiology of Adult Obstructive Sleep Apnea‖. Proc Am Thorac Soc , 5, pp. 136-143.
9. Kirkness JP, Schwartz AR, Schneider H, et al (2008). ―Contribution of male sex, age, and obesity to mechanical instability of the upper airway during sleep‖. J Appl Physiol 104: pp. 1618–1624.
10. Vũ Hoài Nam (2016). "Cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng thở lúc ngủ do tắc nghẽn". Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
11. Chirinos JA, Gurubhagavatula I, Teff K, Rader DJ et al (2014). ―CPAP, Weight Loss, or Both for Obstructive Sleep Apnea‖. N Engl J Med 370; 24, pp 2265-75.
12. Durán J, Esnaola S, Rubio R, Iztueta Á (2001). "Obstructive Sleep Apnea–Hypopnea and Related Clinical Features in a Population- based Sample of Subjects Aged 30 to 70 Yr‖". Am J Respir Crit Care Med, 163, pp. 685–689.
13. Mitchell, R.B. (2007), "Adenotonsillectomy for obstructive sleep apnea in children: outcome evaluated by pre-and postoperative polysomnography", Laryngoscope. 117(10), pp. 1844-1854.