NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ Ở MỘT BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú chưa hợp lý có thể ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả điều trị, đặc biệt là gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn. Mục tiêu: Xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 đơn thuốc ngoại trú có kê kháng sinh tại một khoa khám bệnh của một bệnh viện ở thành phố Cần Thơ (từ 01/08/2019 đến 31/01/2020). Đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh dựa trên: tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc, Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế. Kết quả: Kháng sinh nhóm penicillin được sử dụng phổ biến nhất chiếm 49,2%, kế đến là nhóm cephalosporin 33,1%, thấp nhất là nhóm cyclin với 3,6%.Số kháng sinh được kê trong một liệu trình điều trị phần lớn là 01 kháng sinh với 97,1%. Trong các chỉ số sử dụng kháng sinh, chỉ số được đánh giá chưa hợp lý chiếm tỷ lệ cao nhất là thời điểm sử dụng thuốc (68,1%), kế đến là số lần dùng kháng sinh (11,0%) và liều dùng kháng sinh (9,5%). Tương tác nghiêm trọng xảy ra giữa kháng sinh với các nhóm thuốc khác được ghi nhận là 13 trường hợp (3,1%). Tương tác thuốc nghiêm trọng hay gặp nhất là tương tác giữa levofloxacin và tramadol. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh chưa hợp lý về thời điểm dùng thuốc còn cao. Cần đánh giá ý nghĩa lâm sàng và có những biện pháp can thiệp phù hợp để bảo đảm sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả và kinh tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điều trị ngoại trú, kháng sinh, hợp lý, Cần Thơ
Tài liệu tham khảo
Hà Nội.
2. Nguyễn Quốc Bình (2017), “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học thực hành, phụ bản tập 21, số 2, tr.270-277.
3. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo Quyết định số 708/ QĐ - BYT ngày 02/3/2015 của Bộ Y tế.
4. Bộ Y tế (2014), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, NXB Y học.
5. Bộ Y tế (2014), Dược lâm sàng, NXB Y học.
6. Huỳnh Thị Thanh Phượng (2017), “Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Long An”, Tạp chí Y dược học cần Thơ, số 10 tr.133-134. 7. Trần Nhân Thắng (2013), “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, số 8 tr.84-88.
8. Burke A. Cunha (2015), Antiobiotics essentials, 14th edition.
9. European Medicine Agency (2017), “Antimicrobial resistance”, Retrieved 20/8/2017.
10. Past EM, Porche U, Kern JM, Stalzer P, Rolke J, Brunauer A, Hell M and Lechner AM (2016). “Identification of key areas for antimicrobial stewardship strategies in a large university teaching hospital: a point prevalence study”. Poster CP-058, Presented at the EAHP congress Vienna.
11. WHO (2011), The World Medicines Situation 2011- Rational Use of Medicines.