NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019 - 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi (VP) là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Thời kỳ sơ sinh tính từ lúc sinh đến hết 28 ngày đầu sau đẻ, viêm phổi sơ sinh được chia hai loại: VP khởi phát (≤3 ngày sau sanh) và VP khởi phát trễ (>3 ngày sau sanh). Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi sơ sinh (VPSS) non tháng. Đánh giá kết quả điều trị và yếu tố liên quan bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh non tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang có mô tả ở 65 trẻ VPSS non tháng và 67 trẻ VPSS đủ tháng từ 02/2019 đến 06/2020. Kết quả: Trẻ VPSS non tháng và trẻ VPSS đủ tháng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dấu hiệu nhiễm trùng bú kém bỏ bú (p = 0,127 >0,05) tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dấu hiệu nhiễm trùng như ọc sữa, chướng bụng và sốt ( hạ thân nhiệt) với p <0,05. Dấu hiệu hô hấp trẻ VPSS non tháng và trẻ VPSS đủ tháng có khò khè (13,85% và 64,18%), thở rên 27,69% và 1,49%, cơn ngưng thở >20 giây và tím tái chỉ xảy ra ở trẻ VPSS non tháng 43,08% và trẻ VPSS đủ tháng 4,48%. Nhóm VPSS non tháng có tỷ lệ đổi kháng sinh cao hơn nhóm VPSS đủ tháng (35,38% so với 22,39%). Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm VPSS ở trẻ đủ tháng 74,63% và VPSS ở trẻ non tháng 56,92%. Tử vong chỉ xảy ra ở trẻ VPSS non tháng 7,69%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi sơ sinh (VPSS), viêm phổi (VP)
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Thị Thúy (2017), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh mắc cơn khó thở nhanh thoáng qua, Tạp chí Nhi khoa TP Hồ Chí Minh. 10 (4),Tr. 45-49
3. Hà Mạnh Tuấn (2016), Viêm phổi sơ sinh, Phác đồ điều trị Nhi khoa, NXB Y Học, Bệnh viện Nhi Đồng 2.
4. Ngô Dương Tuấn Vũ (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi hít ối do phân su ở trẻ sơ sinh tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2015- 2016, Luận văn tốt nghiệp,Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
5. Phạm Nhật An (2015), Viêm phổi sơ sinh, Bài giảng Nhi khoa (Sách đào tạo sau đại học), NXB Y học. Hà Nội.
6. Phạm Văn Lình, Đinh Thị Huề (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản đại học Huế.
7. Trương Cẩm Trinh (2016), Nghiên cứu tình hình tử vong sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng Cần Thơ 2016-2017, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học y dược Cần Thơ.
8. Võ Thị Xuân Hương (2019), Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng biện pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2016-2018, Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ, 17, 2019, tr. 14-19
9. Võ Văn Phúc (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sử dụng kháng sinh ở trẻ viêm phổi tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng Cần Thơ 2016-2017, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.