NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẠO NANG XƯƠNG HÀM TRƯỚC TRÊN CÓ GHÉP XƯƠNG ĐỒNG LOẠI KẾT HỢP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU ĐƯỢC CHE PHỦ BẰNG MÀNG CHÂN BÌ TẠI BỆNH VIỆN MẮT – RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 - 2023

Nguyễn Duy Tân1,, Lê Nguyên Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nang xương hàm bệnh lý răng miệng rất phổ biến, không thể tự khỏi và thường được điều trị bằng phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật của bệnh nhân nạo nang xương hàm vùng răng trước trên có ghép xương đồng loại kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu được che phủ bằng màng chân bì tại Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt Thành phố Cần Thơ, năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu có can thiệp trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán nang xương hàm do viêm vùng răng trước trên tại Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt Thành phố Cần Thơ, năm 2022-2023. Kết quả: 58,3% bệnh nhân tham gia nghiên cứu là nữ; “Đau nhức răng cửa” là lý do nhập viện chủ yếu (58,3%). Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng cơ năng gặp nhiều nhất là trường hợp đau (80,5%); nang ở vị trí phía trước hàm trên trái chiếm 50%; 33,3% bệnh nhân bị phồng xương; 11,1% bệnh nhân có dấu hiệu bóng nhựa; có tổng 91,7% bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng. Đặc điểm cận lâm sàng: 100% bệnh nhân có nang đơn hốc; 88,9% bệnh nhân không bị tiêu chân răng lân cận; 100% bệnh nhân có phân loại nang quanh chóp; có 8/36 (22,2%) bệnh nhân ghi nhận có hiện tượng phá thủng vỏ xương dựa trên kết quả CT Cone Beam. Kết quả sau phẫu thuật: 100% bệnh nhân xếp loại tốt sau phẫu thuật và không bệnh nhân nào có dấu hiệu sưng nề, chảy máu, nhiễm trùng, tê bì hay đau tại cả 3 thời điểm 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Kết luận:  Các đặc điểm thường gặp của nang xương hàm là đơn hốc. Điều trị nang xương hàm đạt kết quả tuyệt đối với 100% bệnh nhân hồi phục tốt hoàn toàn sau 6 tháng phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fragiskos FD. Oral Surgery. Berlin Heidelberg: Springer-Verlag Berlin Heidelberg. 2007. doi:10.1007/978-3-540-49975-6.
2. Lima LB, de Freitas Filho SA, Barbosa de Paulo LF, Servato JP, Rosa RR, Faria PR, Loyola AM, Cardoso SV. Simple bone cyst: description of 60 cases seen at a Brazilian School of
Dentistry and review of international literature. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2020 Sep 1;25(5):e616-e625. doi: 10.4317/medoral.23638.
3. Bùi Minh Thiện, Trương Nhựt Khuê, Nguyễn Doãn Hoài. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh nhân có nang xương hàm do răng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2017-2018, Tạp chí Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.16,1-8.
4. Deepthi PV, Beena VT, Padmakumar SK, Rajeev R, Sivakumar R. A study of 1177 odontogenic lesions in a South Kerala population. J Oral Maxillofac Pathol. 2016. 20(2):202-7. doi: 10.4103/0973-029X.185897.
5. Chen JH, Tseng CH, Wang WC, Chen CY, Chuang FH, Chen YK. Clinicopathological analysis of 232 radicular cysts of the jawbone in a population of southern Taiwanese patients. Kaohsiung J Med Sci. 2018. 34(4): 249-254. doi: 10.1016/j.kjms.2018.01.011.
6. Trương Nhựt Khuê, Lâm Nhựt Tân, Nguyễn Minh Khởi. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị nang xương hàm do răng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2017, 8, tr. 93-101.
7. Ali K., Munir F., Rehman A., Abbas I., Ahmad N., et al., Clinico-radiographic study of odontogenic cysts at a tertiary care centre", J Ayub Med Coll Abbottabad, 2014,26 (1), pp. 924. doi: 10.22442/jlumhs.181730573.
8. Kapil Karwasra, Deepika Choudhary, Madhusudan Astekar, Neha Gandhi, Clinicopathological study of Odontogenic cysts - a retrospective study. RUHS Journal of Health Sciences. 2017;2 (1), pp. 29-32. doi: 10.37821/ruhsjhs.2.1.2017.29-32.
9. Habal MB, Reddi AH. Bone grafts and bone induction substitutes. Clinics in Plastic Surgery. 1994;21(4):525-542. PMID: 7813153.
10. Lê Đức Thành, Phạm Hoàng Tuấn. Kết quả phẫu thuật nang chân răng có ghép xương nhân tạo kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu, Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 518 (2). 271-275.
https://doi.org/10.51298/vmj.v518i2.3472.