NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DI CHỨNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CỘNG ĐỒNG NĂM 2022-2023

Nguyễn Hữu Phước1,, Võ Huỳnh Trang2
1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não hiện nay vẫn là vấn đề mang tính cấp thiết, bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống, có thể gây tử vong nhanh hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề đối với người bệnh, gia đình và cả cộng đồng quốc gia của họ, vai trò can thiệp phục hồi chức năng ở bệnh nhân sau đột quỵ tại Bệnh viện và sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn còn di chứng liệt, họ cần tiếp tục phục hồi chức năng còn lại, đó là vấn đề cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Xác định tỷ lệ di chứng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não sau điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh;2). Đánh giá kết quả phục hồi di chứng vận động sau ba tháng, và sau sáu tháng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại cộng đồng năm 2022-2023; 3). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi di chứng vận động ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại cộng đồng năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và can thiệp cộng đồng không nhóm chứng, được tiến hành trên 525 người bệnh can thiệp phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh, từ tháng 09.2022 đến 02.2023. Kết quả: Khả năng độc lập các sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân theo thang điểm BARTHEL sau 06 tháng: độc lập 65,33%, phụ thuộc ít 16%, phụ thuộc nhiều 04,67%, phụ thuộc hoàn toàn 14%. Sự thay đổi chỉ số BI có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Đối với những người bệnh sống sót sau đột quỵ não có nhiều di chứng, cần can thiệp phục hồi chức năng sớm, giúp cải thiện về vận động, thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Anh Nhị. Tai biến mạch máu não, Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học, Nhà xuất bản, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013.
2. Huỳnh Minh Phú. Nghiên cứu tình hình di chứng và đánh giá chăm sóc sức khỏe tại nhà của người nhà người bệnh có di chứng đột quỵ tại thành phố Cần Thơ năm 2016-2017 Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Năm 2017.
3. Nguyễn Đình Quang. Nghiên cứu tình hình di chứng và đánh giá kết quả phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và một số yếu tố liên quan trên người bệnh có di chứng sau đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Luận văn CK2, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Năm 2019.
4. 4.Nguyễn Thị Huệ và CS. Đánh giá kết quả phục hồi khả năng đi trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập (504), tháng 7- số (1),
5. Nguyễn Thị Thu Hiền và công sự. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mức độ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hằng ngày theo thang điểm BARTHEL của người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện tỉnh Thái bình. Tạp chí khoa học Điều dưỡng, tập (03), số 04. Năm 2019.
6. Nguyễn Thị Thanh Thư.Đánh giá kết quả hoạt động trị liệu trong phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên. 2021.
7. 7.Theo Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não về việc ban hành tài liệu chuyên môn, Ban hành kèm theo Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Năm 2020.
8. Wyller TB, Soding KM, Sveen U, ljunggewn AE Bautz, Holter E. Are there gender differences in funtional out come after stroke. Clin rehabil 11(2). 2017. 171-187. Doi:10.1177/02692155 9701100211.
9. World health organization, (WHO). Cerebrovascular diseases prevention treatment and Rehabilitation. 2020. 24-26. https://doi.org/10.1016/j.clnesp.2021.02.018.
10. Lindsay M.P, Norrving B, Sacco R.L, et al. World Stroke Organization (WSO), Global StrokeFact Sheet 2019. Int J Stroke, 2022. 14(8). 806-817. Doi:101177/1747493019881353, journals.sagepub.com/home/WSO.
11. Turc G and et al. European Stroke Organisation, (ESO)-European Society for Minimally Invasive Neurological Therapy, (ESMINT), Guidelines on Mechanical Thrombectomy in Acute Ischemic. Stroke. J Neurointerv Surg. 2019 Feb 26. Doi:10.1177/2396987319832140.