NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ ĐIỆN DI HEMOGLOBIN CÁC THỂ BETA-THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Minh Trí1,, Phạm Thị Nhung2, Nguyễn Thị Hồng Nhiên2, Lục Trương Khánh Minh2, Đỗ Thị Cẩm Tiên2, Lê Thị Hoàng Mỹ2, Nguyễn Long Quốc2, Phạm Hồ Vũ2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc sàng lọc, chẩn đoán bệnh beta-thalassemia cần dựa vào đặc điểm lâm sàng và kết quả cận lâm sàng. Đồng bằng sông Cửu Long với số người bệnh hoặc mang gen betathalassemia chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh nhân thalassemia nhưng lại có ít các nghiên cứu về khoảng giá trị cận lâm sàng của bệnh, đặc biệt là điện di hemoglobin. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và điện di hemoglobin các thể beta-thalassemia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân betathalassemia đến khám và điều trị tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ từ tháng 06/202106/2022. Kết quả: Trong 45 trường hợp được chúng tôi nghiên cứu, ghi nhận giá trị trung bình các chỉ số trên kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là: số lượng hồng cầu (RBC) 3,07 ± 0,99x1012/L, số lượng bạch cầu (WBC) 11,75 ± 7,22x109/L, số lượng tiểu cầu (PLT) 355,16 ± 225,22x109/L, nồng độ hemoglobin (Hb) 6,51 ± 1,64 g/dL, thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 69,64 ± 9,13 fL, lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) 21,88 ± 3,39 pg và dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) 26,22 ± 6,89%. Đồng thời trên kết quả điện di Hb ghi nhận tỷ lệ HbA1 trung bình là 33,42 ± 37,61%, HbA2 và HbF trung bình lần lượt là 4,71 ± 1,82% và 37,45 ± 26,11%, HbE xuất hiện ở thể beta-thalassemia/HbE với tỷ lệ trung bình 43,86 ± 9,13%. Kết luận: Bệnh betathalassemia làm thay đổi các chỉ số trên kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: RBC, WBC, PLT, Hb, MCV, MCH đều giảm và RDW tăng; đồng thời thay đổi tỷ lệ các thành phần Hb trên kết quả điện di hemoglobin đặc hiệu cho từng thể bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Hoàng Mỹ và Võ Minh Phương. Bệnh thalassemia. Giáo trình Nội bệnh lý Hồi sức cấp cứu - Huyết học, 2023, 166-179.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. 2022. 20-31.
3. Nguyễn Ngọc Việt Nga và Lâm Thị Mỹ. Đặc điểm bệnh thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011. Y học TP. Hồ Chí Minh, 2012, 16(1), 51-56.
4. Nguyễn Khắc Hân Hoan, Phạm Việt Thanh và Trương Đình Kiệt. Chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia trên 290 trường hợp thai. Tạp chí nghiên cứu y học, 2010, 3, 1-7.
5. Nguyễn Hoàng Nam. Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi beta-thalassemia. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 2019.
6. Nguyễn Thị Thanh Hà. Chẩn đoán trước sinh di truyền cho thai ở 27 cặp vợ chồng mang gen thalassemia tại bệnh viện phụ sản Mê Kông. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, 18(1), 126-131.
7. Phạm Thị Ngọc Nga. Nghiên cứu sự di truyền các đột biến gây bệnh ở bệnh nhân betathalassemia vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Luận án Tốt nghiệp Tiến sĩ, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. 2017.
8. Cappellini MD., Farmakis D, Porter J and Taher A. Guidelines for the management of transfusion dependent thalassaemia (TDT). Thalassemia International Federation. 2021.
9. Kenneth Kaushansky, Marshall Lichtman, Josef Prchal and Levi M. Williams Hematology. McGraw Hill. 2016. 725-788.
10. Nguyễn Thị Mai Anh. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và βThalassemia. Tạp chí Y học Việt Nam, 2015, 434, 81-82.
11. Shirlyn McKenzie and Lynne Williams. Clinical Laboratory Hematology (Pearson Clinical Laboratory Science Series). Pearson. 2014. 251-274.