Nhận thức, thái độ, thực hành văn hóa học đường của sinh viên Y khoa trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa học đường (VHHĐ) có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng giáo dục, nâng cao uy tín của nhà trường. Vì thế, việc tìm hiểu nhận thức, thái độ và thực hành văn hóa học đường của sinh viên là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nhận thức, thái độ và thực hành văn hóa học đường của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT) năm học 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 600 sinh viên Y khoa từ khóa 41 đến khóa 46 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2020-2021. Số liệu thu thập bằng phiếu khảo sát và được xử lý thống kê bởi phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: Nhận thức của sinh viên về văn hóa học đường: có 91,5% sinh viên cho rằng văn hóa học đường quan trọng và rất quan trọng, 93,17% sinh viên nhận thức tốt về nội dung của văn hóa học đường. Thái độ của sinh viên về thực hiện văn hóa học đường: có 85,0% sinh viên quan tâm và rất quan tâm thực hiện VHHĐ. Thực hành VHHĐ: Có 80,0% sinh viên chưa bao giờ vi phạm văn hóa học đường, có 13,4% sinh viên hiếm khi vi phạm VHHĐ, có 1,3% vi phạm VHHĐ ở mức thường xuyên và rất tKết luận: hường xuyên. Kết quả của nghiên cứu ghi nhận trên 80,0% sinh viên Trường ĐHYDCT có nhận thức, thái độ và thực hành rất tốt về VHHĐ. Kết quả này cần được tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa để tạo nét đẹp riêng cho sinh viên Y khoa nói riêng và sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nói chung.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, văn hóa học đường, sinh viên Y khoa
Tài liệu tham khảo
2. Trần Thị Tùng Lâm (2017), “Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Trần Lương (2020), “Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi VHHĐ của SV Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr.29-33.
4. Hà Văn Ngọc (2014), “Quản lý giáo dục văn hóa học đường tại các trường trung học phổ thông huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Thái Nguyên.
5. Đặng Quang Rinh (2020), “Thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Khoa sư phạm mầm non Trường Đại học Hạ Long”, Đề tài cấp trường.
6. Võ Văn Sơn (2013), “Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, số 11, tr.36-41.
7. Trường Đại học Cần Thơ (2013), Quy định về thực hiện nếp sống văn minh học đường trong Trường Đại học Cần Thơ.
8. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2021), Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Kanteka, Ulku Baykalb, Serap Altuntasc (2015), “Culture of nursing school: students’ perceptions”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 174, pp.1207-1213.