KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG SONDE FOLEY VÀ DINOPROSTONE Ở THAI ≥ 37 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Hữu Thời1, Dương Mỹ Linh2,, Bùi Quang Nghĩa2, Phan Thị Vân2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ bắt đầu sử dụng sonde Foley để khởi phát chuyển dạ trên các thai trưởng thành bên cạnh phương pháp đang dùng là Dinoprostone đặt âm đạo phóng thích chậm (Propess). Foley có ưu điểm là rẻ hơn Propess, tuy nhiên chưa có nghiên cứu so sánh kết quả của hai phương pháp trên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde Foley và Propess ở thai phụ ≥ 37 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng trên 150 thai phụ, trong đó có 75 thai phụ được dùng sonde Foley và 75 thai phụ được dùng Propess. Kết quả: Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công ở nhóm Foley (77,3%) thấp hơn nhóm Propess (85,3%) nhưng không có ý nghĩa thống kê (RR=0,91; KTC 95%: 0,78-1,06, p=0,209). Thời gian trung bình để khởi phát thành công ở nhóm Foley tương đương nhóm Propess (9,± 3,3 giờ; 10,1±5,0 giờ, p=0,171). Tuy nhiên, tỉ lệ phải dùng oxytocin để tăng co sau khởi phát thành công ở nhóm Foley gấp 4,7 (KTC 95%: 2,5-8,8) lần; tỉ lệ sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung gấp 2,1 (KTC 95%: 1,2-3,9) lần nhóm Propess. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sinh đường âm đạo sau khởi phát chuyển dạ thành công (70,7%; 79,7%, RR=0,89; KTC 95%: 0,721,09, p=0,249); thời gian trung bình từ lúc khởi phát đến khi sinh đường âm đạo (14,5±7,8 giờ; 12,7±7,9 giờ, p=0,275). Kết luận: Dùng sonde Foley để khởi phát chuyển dạ có hiệu quả tương đương dùng Dinoprostone, tuy nhiên cần phải dùng oxytocin và thuốc làm mềm cổ tử cung nhiều hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Chí Kông. Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng propess đặt âm đạo. Tạp chí Phụ Sản. 2021. 19(1), 38-46.
2. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. Hiệu quả của Propess làm chín mùi cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ trên thai đủ trưởng thành tại Bệnh viện Hùng Vương. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2021. 25(1), 238-243.
3. Lê Bảo Châu. Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của sonde Foley qua lỗ trong cổ tử cung trên thai quá dự ngày sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2016. 20(6), 217-224.
4. Thái Thị Huyền. Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ ở sản phụ quá ngày sanh bằng Prostaglandin E2 tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503, 380-384.
5. Hoàng Văn Minh. Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe. Trường Đại học Y tế công cộng. 2020.
https://nckh.huph.edu.vn/sites/nckh.huph.edu.vn/files/Phươngphapchonmauvatinhtoancomau_r evised201_5.8.2020_0.pdf.
6. Trần Đình Vinh. Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông Foley đặt qua lỗ trong cổ tử cung ở thai ≥ 37 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Đà Nẵng. Tạp chí Phụ Sản. 2019. 16(4), 50-55.
7. Vũ Quốc Nhân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone trên thai phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022.
8. Đỗ Thị Minh Nguyệt. So sánh kết quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone và ống thông Foley 1 bóng trên thai phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020-2022. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 2022.
9. Nguyễn Bá Mỹ Ngọc. So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của Prostaglandine E2 và ống thông Foley ở thai ≥ 37 tuần thiểu ối. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2013. 17(1), 149-155.
10. Đinh Thị Thu Trang. Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp đặt Bóng Sonde Foley cải tiến và Propess âm đạo trên thai phụ quá ngày dự kiến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.
11. Ghezzi F Cromi A. Is transcervical Foley catheter actually slower than prostaglandins in ripening the cervix? A randomized study. Am J Obstet Gynecol. 2011. 204(4), 338.e1-7.