ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG NATRI VALPROAT

Lý Thị Kim Ngân1,, Lê Văn Minh2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động kinh là một trong số những bệnh thần kinh được ghi nhận đầu tiên và ảnh hưởng đến 1% dân số. Natri valproat là thuốc thường gặp, dễ tìm, tác dụng trên tất cả các thể động kinh. Việc ứng dụng đo nồng độ thuốc trong máu nhằm điều chỉnh liều để đạt đến liều mục tiêu, ngăn ngừa hay xác định độc tính khi sử dụng thuốc liều cao hoặc chưa kiểm soát được cơn động kinh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh động kinh bằng natri valproat. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân động kinh được điều trị bằng natri valproat. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 0,9; Tuổi trung bình: 58,6±17,9; Cơn động kinh thường xảy ra bất cứ lúc nào (43,8%) và không có tiền triệu (48,8%). Mất ý thức (66,3%) là triệu chứng trong cơn thường gặp nhất; Tỷ lệ đáp ứng thuốc hoàn toàn: 92,5%; Tác dụng phụ (1,3%) là dị ứng (ngứa); Nồng độ thuốc hiệu quả: 63,2±28,7µg/ml. Kết luận: Natri valproat hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh động kinh, đặc biệt là động kinh toàn thể. Nồng độ thuốc đạt ngưỡng điều trị với liều Depakin 1000mg/ngày ở đa số bệnh nhân với tác dụng phụ thấp.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Minh. Giáo trình Thần kinh học. Nhà xuất bản y học. 2021.120-137. Tập 1.
2. Matthew D.Krasowski. Therapeutic Drug Monitoring of Antieppileptic Medications. Novel Treatment of Epilepsy. 2011.133-154.
3. Mohammed Al Za’abi et al. Utilization patterns of antiepileptic drugs among adult epileptic patients at a tertiary hospital in Oman. International Journal of Pharmacy Practice. 2013. 21, 117-122.
4. Vũ Anh Nhị. Điều tri bệnh thần kinh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2015. 133-173.
5. Lê Văn Tuấn, Phạm Quỳnh Nga. Đánh giá hiệu quả điều trị của Valproate Sodium trong điều trị động kinh toàn thể. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014. 18 (1), 511-515.
6. Phạm Hồng Đức, Vũ Anh Nhị. Tỷ lệ mắc và khoảng trống điều trị động kinh tại nội thành, thành phốHồ Chí Minh. Tạp chí y học Việt Nam. 2022. 520(1B),215-218. https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1B.3872.
7. Mai Nhật Quang, Lê Văn Tuấn. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng động kinh tại tỉnh An Giang, Tạp chí y học Việt Nam. 2021. 509(1), 323-327, https://doi.org/10.51298/vmj.v509i1.1764.
8. Bùi Thị Liên, Lê Thị Bình, Đoàn Mai Phương, Võ Hồng Khôi. Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của người bệnh động kinh tại trung tâm thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai năm 2020 – 2021, Tạp chí y học Việt Nam. 2022. 510 (1), 56-59. https://doi.org/10.51298/vmj.v510i1.1897. 9. Biện Thị Trúc Hà, Nguyễn Văn Khoe. Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều tri bệnh nhân động kinh bằng levetiracetam tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Y học Việt Nam.
2022. 512 (2), 154-158. https://doi.org/10.51298/vmj.v512i2.2296.
10. Nguyễn Thị Sương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị bệnh động kinh bằng Natri valproate tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019. 45-47.
11. Phạm Hồng Thắm, Lương Thị Thu Lan, Huỳnh Thị Minh Hiếu, Trần Mạnh Hùng. Theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh trong máu và các yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2017. 21 (6), 218-225.
12. Gram, Lennart, et al. (1979), "Sodium valproate, serum level and clinical effect in epilepsy: a controlled study", Epilepsia. 20(3), pp. 303-311. https://doi.org/10.1111/j.15281157.1979.tb04808.x.
13. Turnbull, DM, et al. (1983), "Plasma concentrations of sodium valproate: their clinical value", Annals of Neurology. 14(1), pp. 38-42. https://doi.org/10.1002/ana.410140107.
14. Harivenkatesh, Natarajan, et al. (2015), "Therapeutic drug monitoring of antiepileptic drugs in a tertiary care hospital in India", Clinical neuropharmacology. 38(1), pp. 1-5.
https://doi.org/10.1002/ana.410140107.