ĐẶC ĐIỂM CỦA NHIỄM KHUẨN HUYẾT SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Hà Thị Hồng Ân1,, Trương Ngọc Phước2, Trịnh Thị Hồng Của2, Ông Huy Thanh1
1 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh non tháng là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, toàn thân ở trẻ sơ sinh dưới 37 tuần tuổi thai, là nguyên nhân tử vong được xếp hàng thứ hai ở trẻ sơ sinh non tháng, sau suy hô hấp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân vi khuẩn học của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh non tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết dựa vào lâm sàng tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 01/01/2021 đến 01/6/2022. Kết quả: Trong 98 trẻ nghiên cứu có 58,2% bé trai và 41,8% bé gái. Tuổi thai trung bình là 32,5 tuần, đa số trẻ có cân nặng từ 1.500-<2.500g (61,2%). Các triệu chứng lâm sàng đa dạng ở nhiều cơ quan nhưng không có triệu chứng đặc hiệu, thường biểu hiện các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa. Về cận lâm sàng, số lượng bạch cầu tăng >20.000 tb/mm3 và bạch cầu giảm <5.000 tb/mm3 đều chiếm tỷ lệ 32,7%. Có 54,3% trẻ bị thiếu máu, tiểu cầu <150.000 tb/mm3 chiếm 26,5%, CRP >10 mg/dl chiếm 61,2%. Cấy máu dương tính chiếm tỷ lệ 31,0%, trong đó vi khuẩn gram dương chiếm 68,4%, gram âm 31,6%. Vi khuẩn gram dương lần lượt là Staphycococcus epidermidis (75,0%), Staphylococcus haemolyticus (20,0%), Staphylococcus lentus (5,0%) và vi khuẩn gram âm là Acinobacter baumannii (27,25%), Pseudomonas species (27,25%), Klebsiella pneumonia (18,2%). Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh non tháng có triệu chứng lâm sàng đa dạng, cận lâm sàng ít biến đổi và phần lớn là do vi khuẩn gram dương gây bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Watson R Scott, Carcillo Joseph A, Linde-Zwirble Walter T, Clermont Gilles, et al. (2003), “The epidemiology of severe sepsis in children in the United States”, American journal of respiratory and critical care medicine, 167(5), pp.695-701.
2. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015, Bộ Y tế.
3. Nguyễn Thanh Liêm, Lâm Thị Mỹ (2003), “Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, huyết học, vi trùng học ở trẻ sơ sinh non bị nhiễm trùng huyết tại BV Nhi đồng 1 từ tháng 9-99 đến 4-04”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr.196-201.
4. Lê Thị Công Hoa (2016), Tình hình nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện ở trẻ sơ sinh bệnh viện Trung ương Huế năm 2014, Y Học TP Hồ Chí Minh 20 (5), tr. 77-84.
5. Nguyễn Ngọc Vi Thư, Phạm Thị Tâm, Võ Thị Khánh Nguyệt, (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của nhiễm trùng huyết sơ sinh, Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ 19 tr.1-7.
6. Nguyễn Thanh Nam (2020), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019-2020”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr.48-53.
7. Nguyễn Thị Ngọc Tú (2022), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr.65-75.
8. Phạm Nguyễn Hải Nam (2019), “Đặc điểm của nhiễm khuẩn huyết bệnh viện tại Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2”, Y Học TP Hồ Chí Minh, 23(1), tr.139-144.
9. Rajani M, Javeri Y (2017), “Epidemiology of blood stream infections in neonatal intensive careunit at a tertiary care centre”, Journal of Pure & Applied Microbiology, 11(4), pp.1999-2005.
10. Wang Shanmei, Chen Sheng, Feng Wei, Sun Fengjun, et al. (2017), “Clinical Characteristics of Nosocomial Bloodstream Infections in Neonates in Two Hospitals, China”, Journal of Tropical Pediatrics, 64(3), pp.231-236.