ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA Ở THAI 9-12 TUẦN BẰNG PHÁC ĐỒ MISOPROSTOL SAU MIFEPRISTONE 24 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP NĂM 2022-2023

Lê Thị Bé Thái1,, Nguyễn Văn Lâm2, Quan Kim Phụng2, Nguyễn Tấn Hưng2, Lê Thị Gái2, Lê Thị Nhân Duyên2, Lâm Đức Tâm2
1 Bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phá thai nội khoa là sử dụng thuốc có tác dụng gây sảy thai để chấm dứt thai kì thay cho các thủ thuật ngoại khoa. Phá thai nội khoa sử dụng thuốc đối kháng progestin là mifepristone và theo sau là một dẫn xuất của prostaglandin_misoprostol. Trên thế giới đã có những nghiên cứu sử dụng Mifepristone kết hợp Misoprostol cho những trường hợp phá thai 9 - 12 tuần vô kinh với tỉ lệ thành công rất khả quan 89-97,3%. Việc rút ngắn thời gian sử dụng misoprostol sau mifepristone giúp khách hàng rút ngắn thời gian sảy thai, giảm áp lực tâm lý và giảm chi phí điều trị cho việc phá thai nội khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phá thai nội khoa thai 9-12 tuần bằng phác đồ misoprostol sau mifepristone 24 giờ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca, thực hiện trên 50 thai phụ từ 16 tuổi trở lên có nguyện vọng phá thai nội khoa thực hiện tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp từ tháng 11/ 2022 đến tháng 3/2023. Kết quả: Việc rút ngắn thời gian sử dụng misoprostol sau miferpristone đạt hiệu quả 88%. Không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận. Có ít hơn 10% số phụ nữ được ghi nhận một số tác dụng phụ như buồn nôn/nôn, nhức đầu, chóng mặt và tiêu chảy. Khoảng 95% phụ nữ tham gia nghiên cứu hài lòng với phương pháp nghiên cứu. Kết luận: Phương pháp PTNK bằng bằng phác đồ misoprostol sau mifepristone 24 giờ ở tuổi thai 9-12 tuần đem lại hiệu quả cao, an toàn, ít xâm lấn, đồng thời mức độ hài lòng cao khi sử dụng phương pháp. Vì thế, phương pháp này nên được xem xét ứng dụng thường quy trong các bệnh viện thực hành sản phụ khoa.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lokeland, Mette, et al. Implementing medical abortion with mifepristone and misoprostol in Norway 1998–2013. J International journal of epidemiology. 2017. 46(2), 643-651, doi:
10.1093/ije/dyw270.
2. Oppegaard, Kevin Sunde, et al. What if medical abortion becomes the main or only method of first-trimester abortion? A roundtable of views. 2018. 97(2), 82-85. doi:
10.1016/j.contraception.2017.04.004.
3. Bộ Y Tế. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2016. 403 - 414.
4. Schmidt Hansen, Mia, et al. Initiation of abortion before there is definitive ultrasound evidence of intrauterine pregnancy: A systematic review with meta analyses, J Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica. 2020. 99(4), 451-458. doi: 10.1111/aogs.13797.
5. Feld, Zoe M, et al. Opioid Analgesia for Medical Abortion: A Randomized Controlled Trial, J Obstetric. , 2020. 135(6), 1485. doi: 10.1097/AOG.0000000000003576.
6. Phạm Quang Nhật, Lê Quang Thanh, Ngô Thị Yên, Hiệu quả và an toàn của phác đồ phá thai nội khoa dùng mifepristone và misoprostol ở thai 9 -12 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2022, 26(1), 59-64.
7. Đặng Thị Ngọc Thơ, Lê Hoài Chương. Đánh giá hiệu quả phá thai nội khoa đến hết 9 tuần bằng việc rút ngắn thời gian sử dụng misoprostol sau mifepristone từ 48 xuống còn 24 giờ. Tạp chí Phụ sản. 2014,12(2),195-198.