NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG TRONG KÊ ĐƠN THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ Ở ĐƠN THUỐC CÓ CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP Ở MỘT BỆNH VIỆN TẠI CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Hạnh1,, Nguyễn Thiên Vũ2, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1, Đặng Duy Khánh1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng thuốc không hợp lý gây nên các vấn đề liên quan đến thuốc (DRPs). Các vấn đề liên quan đến thuốc phổ biến: sự không hiệu quả của thuốc, chỉ định chưa phù hợp, dùng quá liều, dùng chưa đủ liều, thời điểm dùng không phù hợp và tương tác thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ xuất hiện các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn bảo hiểm y tế ngoại trú trên bệnh nhân có bệnh hô hấp, có biện pháp can thiệp để giảm tỷ lệ DRPs. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú có chẩn đoán bệnh hô hấp (2022-2023) ở khoa khám bệnh tại một bệnh viện ở Cần Thơ. Các đơn thuốc được thu thập từ phần mềm kê đơn. Dược sĩ xác định DRPs bằng cách so sánh sự phù hợp của đơn thuốc với các tài liệu tham chiếu: tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc, Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2015, các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Kết quả: Trong 335 đơn thuốc được đánh giá, số đơn thuốc có ít nhất 1 DRP trước can thiệp chiếm tỷ lệ 69,6%, sau can thiệp là 31,8%; chỉ định không phù hợp trước can thiệp là 41,5 %, sau can thiệp là 7,1%; thời điểm dùng không phù hợp trước can thiệp chiếm 40,3%, sau can thiệp là 10,9%; số lần dùng không phù hợp trước can thiệp chiếm 31,3%, sau can thiệp là 20,3%, tần suất gặp các vấn đề liên quan đến thuốc sau so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Trong nghiên cứu chúng tôi, vấn đề liên quan đến thuốc liên quan đến các bệnh lý hô hấp vẫn còn phổ biến. Khi có sự phối hợp tốt giữa dược sĩ lâm sàng và bác sĩ kê đơn đã hạn chế các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học. 2015. 81-189.
2. Bộ Y Tế. Hướng dẫn và điều trị hen phế quản ở người lớn và trẻ em trên 12 tuối, Nhà xuất bản Y học. 2020.15-40.
3. Bộ Y Tế. Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2018. 111-205, 227-385,619-666.
4. Bộ Y Tế. Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.2020. 3-8.
5. Bộ Y Tế. Quyết định 3547/QĐ-BYT quyết định về việc ban hành danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh. 2021.156.
6. Bộ Y Tế. Dược thư quốc gia việt Nam dùng cho tuyến cơ sở, Nhà xuất bản Y học.2016. 175232, 785-822.
7. Schindler, E., Richling, I., & Rose, O. Pharmaceutical Care Network Europe (PCNE) drugrelated problem classification version 9.00: German translation and validation. International journal of clinical pharmacy, 2021. 43(3), 726–730. https://doi.org/10.1007/s11096-02001150-w.
8. Santos N. S. D., Marengo L. L. Interventions to reduce the prescription of inappropriate medicines in older patients. Rev Saude Publica. 2019. 53.70. https://doi.org/10.11606/S15188787.2019053000781.
9. Bộ Y tế, Quyết định 3547/QĐ-BYT quy định về mẫu phân tích thuốc và các vấn đề liên quan đến thuốc. 2021. 2-3.
10. Akshaya Srikanth Bhagavathula et al. Assessment of Drug Related Problems and its Associated Factors among Medical Ward Patients in University of Gondar Teaching Hospital, Northwest Ethiopia: A Prospective Cross-Sectional Study. Journal of Basic and Clinical Pharmacy. 2017. 8,16-21. https://www.researchgate.net/publication/321012770.
11. Pfister B., Jonsson J., Gustafsson M. Drug-related problems and medication reviews among old people with dementia. BMC Pharmacol Toxicol. 2017. 18.52. https://doi.org/10.1186/s40360017-0157-2.
12. Nguyễn Ánh Nhựt, Lê Trần Thanh Vy, Nguyễn Thắng, Nguyễn Hương Thảo, Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại một bệnh viện ở Cần Thơ năm 2019, Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh. 2019. 23(6):350-4.