ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG BẰNG TADALAFIL TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Văn Nghĩa1,, Đàm Văn Cương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn cương dương là một trong những rối loạn hoạt động tình dục phổ biến ở nam giới. Rối loạn cương có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và bạn tình của họ. Tadalafil là lựa chọn đầu tay trong điều trị rối loạn cương dương vì tính hiệu quả, dễ dung nạp, an toàn và dễ sử dụng. Liều khởi đầu sử dụng thuốc 10mg trước quan hệ và sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân nhưng liều dùng tối ưu từng nhóm bệnh rối loạn cương dương chưa được nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị Tadalafil trên bệnh nhân rối loạn cương tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu trên 62 bệnh nhân đến khám vì rối loạn cương dương và được điều trị bằng Tadalafil liều khởi đầu 10mg trước quan hệ. Sau 3 lần dùng thuốc nếu không cải thiện chúng tôi tăng liều lên 20mg. Kết quả: Có 62 bệnh nhân nam được đưa vào nghiên cứu, trong đó độ tuổi trung bình 44.67 ± 12.16 tuổi. Mức độ cải thiện chức năng cương ở liều 20mg tốt hơn liều 10mg (p=0.07) và ở nhóm bệnh nhân rối loạn cương dương nặng liều 20mg tác dụng tốt hơn liều 10mg (p=0.001). Kết quả điều trị tốt chiếm 69.4%; trung bình chiếm 16.1%; không cải thiện chiếm 14.5%. Kết luận: Tadalafil là thuốc điều trị có hiệu quả trên hầu hết các nhóm bệnh nhân rối loạn cương từ nhẹ đến nặng. Nhóm rối loạn cương nhẹ, vừa liều Tadalafil 10mg là tối ưu, nhóm rối loạn cương nặng liều Tadalafil 20mg là tối ưu. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nimesh. S, Tomar. R, Kumar. M, et al. Erectile Dysfunction: An Update. Advances in Medical Dental and Health Sciences. 2(1), 04–07, https://doi.org / 10.5530/amdhs.2019.1.3.
2. Salonia. A, Bettocchi. C, Boeri. L, et al. European Association of Urology guidelines on sexual and reproductive health - 2021 update: male sexual dysfunction. European Urology. 2021.80(3), 333-357, https://doi.org/10.1016/j.eururo.2021.06.007.
3. Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng. Chuẩn hóa bộ câu hỏi IIEF-5 tiếng việt và ứng dụng trong chẩn đoán rối loạn cương dương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022. 152(4), 86-94, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v152i4.739.
4. Trần Quán Anh. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn thuốc Cialas (Tadalafil) trong điều trị bệnh rối loạn cương dương ở bệnh nhân người Việt Nam tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Vụ khoa học- đào tạo Bộ Y Tế. 2004.70.
5. Dương Khánh Duy, Nguyễn Hoài Bắc. Đánh giá các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cương dương. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021. 506(2), 87-91, https://doi.org/10.51298/vmj.v506i2.1246.
6. Nguyễn Phục Hưng, Đàm Văn Cương. Nghiên cứu tình hình rối loạn cương dương và một số yếu tố liên quan đến rối loạn cương dương ở nam giới trên 18 tuổi tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2013. Số đặc biệt, 311-316.
7. M. Curran, G. Keating. Tadalafil. Drugs. 2003. 63(20), 2203-12, https://doi.org/10.2165/00003495-200363200-00004.
8. Kucuk.E. V, Tahra. A, Bindayi. A. Erectile dysfunction patients are more satisfied with penile prosthesis implantation compared with tadalafil and intracavernosal injection treatments. Andrology. 2016. 4(5),952-956, https://doi.org/10.1111/andr.12237.