NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH RỐI LOẠN HORMON GIÁP, TSH HUYẾT THANH Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Minh Nguyệt1,, Ngũ Quốc Vĩ2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong thời kỳ mang thai, tuyến giáp thay đổi rõ rệt. Đôi khi sự thay đổi là sinh lý để đáp ứng nhu cầu iode của mẹ và thai trong quá trình phát triển nhưng đôi khi lại gây ra những rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa tự sản xuất được hormon tuyến giáp mà phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, do đó nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời những rối loạn chức năng tuyến giáp thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết cục của cả mẹ và thai. Ở Việt Nam và đặc biệt là ở Cần Thơ, các nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn hormon giáp, TSH huyết thanh trong 3 tháng đầu thai kỳ ở thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021-2023 và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 323 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 4/2021đến 3/2023. Thai phụ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ được xét nghiệm định lượng FT4 và TSH huyết thanh. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp 3 tháng đầu thai kỳ là 17,03%. Rối loạn chức năng tuyến giáp có liên quan với: tiền sử sẩy thai với p=0,043; tiền sử bệnh lý tuyến giáp với p<0,001. Kết luận: Rối loạn chức năng tuyến giáp 3 tháng đầu thai kỳ là khá phổ biến và có liên quan đến tiền sử sẩy thai và tiền sử bệnh lý tuyến giáp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Hồng Nga. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trong ba tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Trường Đại học Y Dược TP. HCM. 2020. 88.
2. Mahadik K., Choudhary P., Roy P.K. Study of thyroid function in pregnancy, its feto-maternal outcome; a prospective observational study. BMC Pregnancy Childbirth. 2020. 20(1), 769, https://doi.org/10.1186/s12884-020-03448-z.
3. Zhou M., Wang M., Li J., Luo X., Lei M. Effects of thyroid diseases on pregnancy outcomes. Exp Ther Med. 2019. 18(3), 1807-1815, https://doi.org/10.3892/etm.2019.7739.
4. Sepasi F., Rashidian T., Shokri M., Badfar G., Kazemi F., et al. Thyroid dysfunction in Iranian pregnant women: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2020. 20(1), 405, https://doi.org/10.1186/s12884-020-03040-5.
5. Gao X., Wang X., Han Y., Wang H., Li J., et al. Postpartum Thyroid Dysfunction in Women With Known and Newly Diagnosed Hypothyroidism in Early Pregnancy. Front Endocrinol (Lausanne). 2021. 12, 746329, https://doi.org/10.3389/fendo.2021.746329.
6. Lee S.Y., Pearce E.N. Assessment and treatment of thyroid disorders in pregnancy and the postpartum period. Nat Rev Endocrinol. 2022. 18(3), 158-171, https://doi.org/10.1038/s41574021-00604-z.
7. Solha S. T. G., Mattar R., Teiseira P. F. S., Chiamolera M. I., Maganha C. A., et al. Screening, diagnosis and management of hypothyroidism in pregnancy. Rev Bras Ginecol Obstet. 2022. 44(10), 999-1010, https://doi.org/10.1055/s-0042-1758490.
8. Phan Thế Thi. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai phụ tam cá nguyệt đầu tại Bệnh viện Phụ sản Mekong. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 81.
9. Anandappa S., Joshi M., Polanski M., Carroll P.V. Thyroid disorders in subfertility and early pregnancy. Ther Adv Endocrinol Metab. 2020. 11, 2042018820945855, https://doi.org/10.1177/2042018820945855.
10. Adoueni V. K., Azoh A. J., Kouame E., Meless D. G., Sibailly P., et al. Prevalence and correlates of hypothyroidism in pregnancy: a cross-sectional study at Bouget General Hospital, Ivory Coast. Pan Afr Med J. 2022. 41, 37, https://doi.org/10.11604/pamj.2022.41.37.32553.