TẦN SUẤT SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CÔNG VIỆC VÀ NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lâm Thị Thủy Tiên1,, Lâm Nhựt Anh1, Nguyễn Thanh Hùng1, Lê Hà Lan Phương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nâng cao năng lực ngoại ngữ để phục vụ cho công việc là một yêu cầu trong hầu hết các vị trí việc làm, và đối với giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ yêu cầu này càng cần thiết. Để nâng cao năng lực ngoại ngữ, cần xác định rõ thực trạng sử dụng ngoại ngữ cũng như nhu cầu thực tế về việc nâng cao năng lực ngoại ngữ của nhóm đối tượng này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất sử dụng ngoại ngữ trong công việc và nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ của giảng viên trẻ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 giảng viên từ 40 tuổi trở xuống của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT, số liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra bằng hình thức trực tuyến dựa vào ứng dụng google forms với nội dung khai thác về tần suất sử dụng ngoại ngữ và nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ của giảng viên trẻ. Kết quả: Tần suất sử dụng ngoại ngữ của giảng viên trẻ đạt trung bình 1,28±0,76 trên thang đo Likert 5 mức độ về tính thường xuyên của việc sử dụng ngoại ngữ (thấp nhất là 0=không bao giờ và cao nhất là 4=luôn luôn). Điểm trung bình trên thang điểm 10 của nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ với mục đích phục vụ cho công việc và mục đích đạt chứng chỉ/bằng cấp lần lượt là 8,0±2,3 và 7,7±2,8. Kết luận: Giảng viên trẻ của ĐHYDCT có tần suất sử dụng ngoại ngữ trong công việc không thường xuyên; tuy nhiên, có nhu cầu cao trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cả hai mục đích.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Xuân Dung (2019), “Nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh của các cán bộ công sở (viên chức) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4/2019, tr.259-263.
2. Lưu Nguyễn Quốc Hưng (2017), “Nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Tập 51, tr.7-12.
3. Vũ Thị Thanh Hương (2012), “Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.13-25.
4. Bouchrika I. (2021), Needs Analysis: Definition, Importance & Implementation, Truy cập vào ngày 6/6/2021. https://research.com/research/needs-analysis
5. Polsombat P. (2015), Needs analysis of business English for the sales division at a Japanese trading company in Thailand, Master of Arts in Teaching English as a Foreign Language, Thammasat University, Thailand.
6. Siti Nor Diana Mohd Kamaruddin and et al. (2017), “Language needs analysis: an initial investigation on Malaysian drivers for alternative taxi company”, Asian Journal of Social Science Studies, 2(4), pp.45-53.
7. Srisawat C. (2015), The needs of English communication skills of customer service employees at a telecommunication company in Thailand, Master of Arts in Teaching English as a Foreign Language, Thammasat University, Thailand.