Khảo sát tác dụng kích thích mọc lông của tinh dầu từ vỏ quả Bưởi kết hợp cao khô Bồ Kết trên mô hình chuột nhắt trắng cạo lông

Nguyễn Phạm Hồng Thanh1,, Nguyễn Ngọc Quỳnh 2, Lê Ngọc Lan Vi 2, Trần Thị Ngọc Trân 2
1 Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều người đang gặp phải các vấn đề về mất tóc như tóc rụng nhiều, tóc thưa mỏng và đặc biệt là hói. Có rất nhiều biện pháp để khắc phục điều này, một trong số đó là sử dụng các dòng sản phẩm chăm sóc tóc giúp kích thích mọc tóc, giảm sự gãy rụng tóc và giúp tóc khỏe hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm mục đích đánh giá tác động kích thích mọc lông của chế phẩm tinh dầu Bưởi chứa tinh dầu vỏ quả Bưởi kết hợp cao khô Bồ Kết trên mô hình chuột nhắt trắng cạo lông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực 07 tuần tuổi được đánh dấu vùng da lưng và loại bỏ lông bằng dụng cụ cạo lông chuyên dụng. Vỏ quả Bưởi được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước và được sử dụng để điều chế chế phẩm tinh dầu vỏ quả Bưởi. Minoxidil 5% và nước muối sinh lý được dùng làm thuốc đối chứng. Chế phẩm tinh dầu Bưởi, minoxidil và nước muối sinh lý được bôi mỗi ngày trên vùng da lưng đã cạo lông sau khi tắm bằng nước sạch. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của lông ở chuột sử dụng chế phẩm tinh dầu Bưởi sẽ nhanh hơn so với chuột không sử dụng, p<0,05. Chiều dài lông cũng được cải thiện đáng kể ở chuột sau khi sử dụng chế phẩm (25% lô). Với mức ý nghĩa 91%, người ta thấy rằng sử dụng chế phẩm tinh dầu Bưởi hoặc minoxidil làm tăng số lượng lông đáng kể. Kết luận: Việc sử dụng chế phẩm tinh dầu Bưởi trên chuột cho thấy chế phẩm tinh dầu Bưởi có khả năng cải thiện tình trạng lông, giúp lông mọc nhanh hơn, nhiều hơn và dài hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Trường Giang, Huỳnh Ngọc Trinh (2019), “Khảo sát tác dụng kích thích mọc lông của kem từ cao lá tía tô trên mô hình chuột nhắt rụng lông gây bởi cyclophosphamid”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, tr.22-25.
2. Geun-Shik Lee, Eui-Ju Hong, Ki-Seob Gwak, Mi-Jin Park, et al. (2010), “The essential oils of Chamaecyparis obtusa promote hair growth through the induction of vascular endothelial growth factor gene”, Fitoterapia, 81, pp.17-24.
3. Guang-Ri Jin, Yi-Lin Zhang, Jonathan Yap, William A. Boisvert, BogHieu Lee (2020), “Hair growth potential of Salvia plebeia extract and its associated mechanisms”, Pharmaceutical Biology, 58(1), pp.400-409.
4. Ma J, et al. (2018), “In vivo evaluation of insect wax for hair growth potential”, PLoS One, 13(2).
5. Poh-Ching Tan, et al. (2020), “Autologous Concentrated Growth Factors Combined with Topical Minoxidil for the Treatment of Male Androgenetic Alopecia: A Randomized Controlled Clinical Tria”, Facial Plastic Surgery & Aesthetic Medicine, 23(3).
6. Rambwawasvika H, Dzomba P, Gwatidzo L. (2019), “Hair Growth Promoting Effect of Dicerocaryum senecioides Phytochemicals”, Int J Med Chem.
7. Suchonwanit P, Srisuwanwattana P, Chalermroj N, Khunkhet S (2018), “A randomized, double-blind controlled study of the efficacy and safety of topical solution of 0.25% finasteride admixed with 3% minoxidil vs. 3% minoxidil solution in the treatment of male androgenetic alopecia.”, J Eur Acad Dermatol Venereol , 32(12), pp.2257-2263.
8. Van-Long Truong, Min Ji Bak, Changook Lee, Mira Jun, Woo-Sik Jeong (2017), “Hair Regenerative Mechanisms of Red Ginseng Oil and Its Major Components in the Testosterone- Induced Delay of Anagen Entry in C57BL/6 Mice”, Molecules, 22(1505).