NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Võ Văn Năm1,, Phạm Thanh Thế1, Hồ Lê Hoài Nhân2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương xương thái dương là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, các tổn thương trong xương thái dương dễ bị bỏ sót do thường kèm tổn thương nội sọ. Hiện nay, chụp cắt lớp vi tính là phương tiện rất tốt để đánh giá các tổn thương trong xương thái dương. Tuy nhiên, có nhiều hệ thống phân loại đường vỡ. Hệ thống phân loại cổ điển chia thành vỡ dọc, vỡ ngang, vỡ hỗn hợp. Hệ thống phân loại dựa theo mê đạo xương chia thành vỡ tổn thương mê đạo xương và vỡ không tổn thương mê đạo xương. Mỗi hệ thống phân loại giúp tiên lượng các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa các hệ thống phân loại đường vỡ với triệu chứng của bệnh nhân chấn thương xương thái dương tại thành phố Cần Thơ năm 2021-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 65 trường hợp chấn thương xương thái dương được điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: nghe kém 78,4%, liệt mặt 32,3%. Hình ảnh CLVT: tổn thương xương con 27,7%. Hệ thống phân loại cổ điển có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tổn thương xương con (p<0,05). Trong khi đó, phân loại đường vỡ dựa theo mê đạo xương cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nghe kém, liệt mặt (p<0,05). Kết luận: Chấn thương xương thái dương có biểu hiện lâm sàng và hệ thống phân loại đường vỡ đa dạng. Chụp cắt lớp vi tính có vai trò rất quan trọng để đánh giá các tổn thương trong xương thái dương. Hệ thống phân loại cổ điển giúp tiên lượng tổn thương xương con. Hệ thống phân loại dựa theo mê đạo xương giúp tiên lượng tốt các triệu chứng lâm sàng nghe kém, liệt mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tuấn Anh, Lưu Sỹ Hùng, Nguyễn Văn Thoan. Nghiên cứu đặc điểm hình thái vỡ xương sọ do tai nạn giao thông đường bộ qua giám định pháp y. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược. 2017. 33(1), 70-74, doi: 10.25073/2588-1132/vnumps.4056.
2. Lantos J.E., Leeman K., Weidman E.K., Dean K.E., Peng T. Imaging of temporal bone trauma: a clinicoradiologic perspective. Neuroimaging Clinics. 2019. 29(1), 129-143, doi:
10.1016/j.nic.2018.08.005.
3. Zayas J.O., Feliciano Y.Z., Hadley C.R., Gomez A.A., & Vidal J.A. Temporal bone trauma and the role of multidetector CT in the emergency department. Neuroradiologie Scan, 2012. 2(03), 201-216, doi: 10.1148/rg.316115506.
4. Nguyễn Thị Quyên. Nghiên cứu hình thái đường vỡ trong chấn thương xương thái dương. Đại học Y Hà Nội; 2020. 51-67.
5. Nguyễn Song Hào. Nghiên cứu hình thái lâm sàng, thăm dò chức năng tai và chụp cắt lớp vi tính chấn thương tai giữa. Đại học Y Hà Nội. 2010. 50-80.
6. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thị Bích Liên. Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của bệnh nhân chấn thương xương thái dương điều trị tại bệnh viện nhân dân 115. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2011. 15(1), 147-152.
7. Định Thị Mai Phương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, thính lực và cắt lớp vi tính 128 dãy của tổn thương xương con trong chấn thương xương thái dương. Đại học Y Hà Nội. 2020. 41-59.
8. Honeybrook A., Patki A., Chapurin N., and Woodard C. Hearing and mortality outcomes following temporal bone fractures. Craniomaxillofacial Trauma & Reconstruction. 2017. 10(4), 281-285, doi: 10.1055/s-0037-1601885.
9. Nguyễn Xuân Hòa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên do chấn thương xương thái dương. Đại học Y Hà Nội. 2016. 60-82.
10. Kong T.H, Lee J.W, Park Y.A, Seo Y.J. Clinical Features of Fracture versus Concussion of the Temporal Bone after Head Trauma. J Audiol Otol. 2019. 23(2), 96-102, doi: 10.7874/jao.2018.00339.
11. Little S.C., Kesser B.W. Radiographic classification of temporal bone fractures: clinical predictability using a new system. Archives of otolaryngology--head & neck surgery. 2006. 132(12), 1300–1304, doi: 10.1001/archotol.132.12.1300.