ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÁI PHÁT CƠN HEN Ở TRẺ HEN PHẾ QUẢN CẤP 6-15 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hen phế quản là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi nhóm tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm chức năng thông khí phổi bằng hô hấp ký và xác định một số yếu tố liên quan với tái phát cơn hen phế quản cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân hen phế quản cấp từ 6 đến 15 tuổi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Có 60 bệnh nhân hen phế quản được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 8,8±1,9 (tuổi), giới nam chiếm 68,3%. Giá trị trung bình của FEV1 là 68,9±21,1% dự đoán; FVC là 86,5±20,9% dự đoán; FEV1/FVC là 69,9±13,0%; FEF25-75 là 44,5±21,1% dự đoán. Khi so sánh đặc điểm chức năng thông khí phổi theo độ nặng cơn hen cấp, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về FEV1 (p=0,002), FVC (p=0,045), FEV1/FVC (p<0,001) và FEF25-75 (p<0,001) giữa các nhóm. Tỷ lệ tái phát cơn hen cấp là 13,3%. Nhóm bệnh nhân tái phát cơn có FEV1, FEV1/FVC, FEF25-75 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không có tái phát cơn. Chúng tôi ghi nhận các yếu tố liên quan có ý nghĩa với tái phát cơn hen phế quản cấp bao gồm cơn hen mức độ nặng (p=0,002), FEV1 (p=0,041), FEV1/FVC (p=0,026), FEF25-75 (p=0,025). Kết luận: Có sự khác biệt rõ ràng về FEV1/FVC và FEF25-75 khi so sánh giữa các nhóm theo mức độ nặng. Trong nghiên cứu này, cơn hen nặng, FEV1, FEV1/FVC, FEF25-75 có mối liên quan có ý nghĩa với tái phát cơn hen cấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hô hấp ký, hen phế quản, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi, Quyết định số 4888/QĐ-BYT ban hành ngày 12/09/2016, Hà Nội.
3. Mai Thị Kim Cương, Lê Hoàng Sơn, Bùi Quang Nghĩa và cộng sự (2021), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng hen phế quản có nhiễm Mycoplasma pneumoniae ở trẻ 6-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019-2021”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 38, tr.115-121.
4. Huỳnh Thúy Hằng, Cao Thị Vui, Trương Thành Nam (2020), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hen phế quản dị ứng trẻ em từ 6-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019-2020”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 31, tr.41-47.
5. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn, và cộng sự (2012), “Một số đặc điểm dịch tễ học của hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam”, Tạp chí Y học lâm sàng, 65, tr.46-50.
6. Phạm Thị Quỳnh Vân, Hoàng Đức Hạ, Nguyễn Ngọc Sáng (2020), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr.129-133.
7. Global Initiative for Asthma (2019), Global Strategy for Asthma Management and Prevention.
8. Gallucci M., Carbonara P., Pacilli A.M.G., et al. (2019), “Use of Symptoms Scores, Spirometry, and Other Pulmonary Function Testing for Asthma Monitoring”, Frontiers in pediatrics, 7(54), pp.1-12.
10.Major S., Vézina K., Tse S.M. (2021), “Lung Function of Children Following an Intensive Care Unit Admission for Asthma”, Pediatric Allergy, Immunology, and Pulmonology, 34(1), pp.1-6.
11.Paull K., Covar R., Jain N., et al. (2005), “Do NHLBI lung function criteria apply to children? A cross-sectional evaluation of childhood asthma at National Jewish Medical and Research Center”, 1999-2002, Pediatric Pulmonology, 39(4), pp.311-317.
12.Reddel H.K., Taylor D.R., Bateman E.D., et al. (2009), “An official American Thoracic Society/European Respiratory Society statement: asthma control and exacerbations: standardizing endpoints for clinical asthma trials and clinical practice”, American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 180(1), pp.59-99.
13.Sherenian M.G., Wang Y., Fulkerson P.C. (2015), “Hospital admission associates with higher total IgE level in pediatric patients with asthma”, The Journal of Allergy and Clinical Immunology: In Practice, 3(4), pp.602-3.e1.
14.Tan C.C., McDowell K.M., Fenchel M., et al. (2014), “Spirometry use in children hospitalized with asthma”, Pediatric Pulmonology, 49(5), pp.451-457.
15.The Global Asthma Network (2018), The Global Asthma Report 2018, Auckland, New Zealand.
16.van Dalen C., Harding E., Parkin J., et al. (2008), “Suitability of forced expiratory volume in 1 second/forced vital capacity vs percentage of predicted forced expiratory volume in 1 second for the classification of asthma severity in adolescents”, Archives of Pediatrics and Adolescent
Medicine, 162(12), pp.1169-1174.