KIẾN THỨC VỀ 5S VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC 5S CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2022

Nguyễn Quỳnh Trúc1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng (5S) là nền tảng của phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh gọn. Hiện nay, 5S được áp dụng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như một phương pháp tổ chức và chuẩn hóa tại Bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đáp ứng 5S và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức 5S của nhân viên y tế (NVYT) tại Bệnh viện tuyến huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 164 NVYT hiện đang làm việc tại hai bệnh viện tuyến huyện, thành phố Cần Thơ năm năm 2020. Các khảo sát được thực hiện trực tuyến qua Google Form; các tiêu chí khảo sát và đánh giá sử dụng bảng kiểm 5S của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Kết quả: Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về 5S đạt 55,5%, Các yếu tố Sạch sẽ, Sàng lọc đạt tỷ lệ tương ứng 66,46% và 48,78%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ kiến thức 5S đạt là giới tính, nhóm tuổi và lĩnh vực công tác. Nam giới có kiến thức 5S đạt bằng 0,43 lần so với nữ giới. Kiến thức 5S ở nhóm tuổi 40-49 tuổi gấp 7,22 lần nhóm dưới 30 tuổi. NVYT công tác khám chữa bệnh có kiến thức 5S đạt 1,96 lần so với nhân viên hành chính. Kết luận: Cần tăng cường nâng cao kiến thức 5S cho NVYT. Các giải pháp cải tiến 5S cần tập trung vào nhóm nhân viên hành chính, độ tuổi dưới 30 và nhóm tiêu chí Sàng lọc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hadfield D (2006), Lean healthcare—implementing 5S in lean or Six Sigma projects. Chelsea: MCS Media, Inc.
2. Masaaki Imai, Gemba Kaizen: a commonsense approach to a continuous improvement strategy New York:McGraw Hill, 2012.
3. Jackson TL (2009), 5S for healthcare. New York: Productivity Press.
4. Hirano H (2009), JIT implementation manual-the complete guide to just-in-time manufacturing. Volume 2-waste and the 5S’s. Boca Raton: CRC Press.
5. Manos A, Sattler M, and Alukal G (2006), Make healthcare lean. Qual Prog, 39, pp.24-30.
6. Taylor & Francis Group (2010), 5S for Healthcare, New York.
7. Vijay P. Pandya, et al. (2015), “Evaluation of implementation of “5S Campaign” in urban health center run by municipal corporation, Gujarat, India”, Int J Community Med Public Health, 2, pp. 217-222.