KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA HÓA TRỊ LIỆU TRÊN HỆ TẠO MÁU, GAN THẬN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hóa trị là phương pháp được chọn sau khi phẫu thuật, mang lại hiệu quả điều trị tối đa ung thư vú. Thông tin về tỉ lệ, mức độ độc tính trên hệ tạo máu, gan thận giúp cho các bác sĩ lâm sàng nhằm chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và mức độ độc tính trên hệ tạo máu, gan, thận các bệnh nhân ung thư vú sau hóa trị tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng là các bệnh nhân nhân ung thư vú đã được phẫu thuật, được hóa trị. Trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn sẽ không được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: 125 trường hợp được chọn. Bệnh nhân có tuổi 50-59, bướu ở góc phần tư trên ngoài, loại ung thư biểu mô tuyến không đặc hiệu độ 2 và ở giai đoạn IIA, IIB. Tỉ lệ hiện diện độc tính trên hệ tạo máu, gan, thận gồm giảm huyết sắc tố (64%), giảm bạch cầu (8%), giảm bạch cầu nhân múi trung tính (15,2%), giảm tiểu cầu (2,4%), tăng creatinin máu (0,8%), tăng hoạt độ AST, ALT (lần lượt là 19,2% và 27,25%). Đa số các trường hợp độc tính ở mức độ I, độ II. Mức độ độc tính cao nhất là giảm bạch cầu độ III (0,8%) và giảm bạch cầu nhân múi trung tính độ III, độ IV (lần lượt là 2,4% và 0,8%). Kết luận: Độc tính trên hệ tạo máu thường gặp nhất là giảm huyết sắc tố ở mức độ nhẹ. Độc tính gây giảm bạch cầu, giảm bạch cầu nhân múi trung tính thường gặp, có thể gặp độ III, IV. Độc tính trên gan thường gặp ở độ I, độ II, độc tính trên thận rất ít.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hóa trị, ung thư vú, tác dụng liên quan điều trị, suy tủy, rối loạn chức năng chuyển hóa
Tài liệu tham khảo
2. Wondimneh B., Setty S. A. D., Asfeha G. G., Belay E., Gebremeskel G., et al. Comparison of Hematological and Biochemical Profile Changes in Pre- and Post-Chemotherapy Treatment of Cancer Patients Attended at Ayder Comprehensive Specialized Hospital, Mekelle, Northern Ethiopia 2019: A Retrospective Cohort Study. Cancer Manag Res. 2021. 13, 625-632, DOI: 10.2147/CMAR.S274821.
3. Trần Nguyên Hà, Phan Thị Hồng Đức, Lê Thị Hồng Vân. Đánh giá kết quả hóa trị hỗ trợ kết hợp trastuzumab trong ung thư vú giai đoạn I, II, III có biểu hiện quá mức HER2. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2019. 5, 459-469.
4. Võ Văn Phương, Nguyễn Văn Khoa, Trần Thị Thanh Hoa. Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC-4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Y học lâm sàng. 2020. 65, 36-42.
5. Nguyễn Hoàng Gia, Lê Thu Hà, Hán Thị Bích Hợp. Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4T liều mau trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2018. 4, 393-400.
6. Vương Đình Thy Hảo, Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự. Pegfilgrastim dự phòng nguyên phát sốt giảm bạch cầu sau hóa trị ung thư vú phác đồ docetaxel, doxorubicin, cyclophosphamide. Tạp chí y học lâm sàng. 2018. 50, 109-116.