KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM TOXOCARA TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Lương Thị Lý1,, Nguyễn Thị Mỹ Linh1, Thị Kim Tấm1, Nguyễn Thị Khánh Linh1, Nguyễn Phương Bảo1, Lạc Thị Kim Ngân1, Huỳnh Văn Bá 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc tìm ra nguyên nhân và các yếu tố liên quan gây bệnh cũng như có phương pháp điều trị đặc hiệu có thể góp phần giải quyết được tình trạng mày đay mạn tính qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị mày đay mạn tính đến khám bệnh, có kết quả huyết thanh chẩn đoán Toxocara và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Kết quả: 60 bệnh nhân mày đay mạn tính, đối tượng nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 63 tuổi, tỷ lệ nữ chiếm 69,7%, tỷ lệ nông thôn chiến 59,1%, tỷ lệ nhóm nông dân, làm vườn chiếm cao nhất 27,3%, tỷ lệ nhiễm Toxocara trên bệnh nhân mày đay mạn tính là 19,7%, tỷ lệ tăng BACT của đối tượng nhiễm Toxocara là 15,4%. Có 34,3% người có thói quen ăn rau sống. 27,3% người có thói quen ăn thịt tái, lòng (gà, vịt, heo,…). 38,5% người có nuôi chó, mèo. 40% người không thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với đất, bồng bế chó, mèo. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Toxocara trong số 66 bệnh nhân mày đay mạn tính được ghi nhận trong nghiên cứu có 19,7%, trong đó yếu tố liên quan nhất là những người tiếp xúc với đất tăng tỷ lệ nhiễm Toxocara lên 9,7 lần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Hòa. Tình hình huyết thanh dương tính Toxocara canis ở bệnh nhân mày đay tại bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa 2016-2017. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. Tập 518 số 1, https://doi.org/10.51298/vmj.v518i1.3369.
2. Lê Thị Cẩm Vân. Nghiên cứu tình hình nhiễm Echinococcus và Toxocara ở bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2016.
3. Nguyễn Thị Thanh Quân. Nghiên cứu tình hình và yếu tố liên quan nhiễm Toxocara canis, Strongyloides stercoralis, Echinococcus ở bệnh nhân nổi mày đay tại phòng khám Da liễu Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh Hậu Giang năm 2019-2020. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020.
4. Lê Đức Vinh và cộng sự. Điều tra tình hình nhiễm giun móc và giun lươn bằng phương pháp cấy phân cải tiến tại xã phú hòa đông huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2006. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007. 11(2), 39-42.
5. Nguyễn Thanh Luân, Trần Thị Thu Hà, Trần Thị Mộng Điệp. Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ bị bệnh tiểu cầu có thực hiện huyết thanh chẩn đoán Toxocara canis 2001-2008. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2008 15(2), 166-170.
6. Lương Trung Hiếu, Lê Thị Cẩm Ly. Nghiên cứu tình hình nhiễm Toxocara canis trên bệnh nhân nổi mày đay tại bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2014-2015. Tạp chí Hội nghị Y Dược học Cần Thơ. 2016. (3-4), 358-363.
7. Nihad M Oteifa et al. Toxocariasis as a possible cause of allergic diseases in children. Journal of the Egyptian Society of Parasitology. 1998. 28(2), 365-372.
8. Mehmet Burak-Selek et al. Toxocara canis IgG seropositivity in patients with chronic urticaria, Iranian Journal of Allergy, Asthma and Immunology. 2015. 14(4), 450-456.
9. Trần Trọng Dương. Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị bằng albendazol tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, Bình Định (2011-2012), Luận văn tiến sĩ y học, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng trung ương. 2014.
10. Bùi Văn Tuấn. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, Luận văn tiến sĩ y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 2018