NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở TRẺ EM TỪ 5 TUỔI ĐẾN 16 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Đặng Đức Trí1,, Cao Thị Vui1, Nguyễn Anh Tuấn2, Nguyễn Phương Trang2, Nguyễn Thị Bảo Ngọc2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch được quan tâm nhiều ở trẻ em. Vấn đề điều trị cũng như kiểm soát huyết áp theo mục tiêu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm tăng huyết áp ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm điều trị tăng huyết áp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca gồm 60 bệnh nhi tăng huyết áp từ 5 - 16 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 07/2022 - 04/2023. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng được thu thập; phân tích tìm mối liên quan với kết quả điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình là 10,8 tuổi ± 3,0 tuổi. Tỉ lệ trẻ thừa cân - béo phì là 55%. Tăng huyết áp tâm thu (96,7%), tăng huyết áp tâm trương là 3,3%. Về nguyên nhân, tỉ lệ thứ phát/nguyên phát là 55%/45%. Bất thường nước tiểu là 43,4%. Tỉ lệ tăng lipid máu là 26,7%. Tỉ lệ bệnh nhân được điều trị thành công là 88,3%. Thời gian nằm viện trung bình là 9,2 ± 3,7 ngày. Chưa có mối liên quan giữa đạm niệu 24 giờ (p=0,663), thiếu máu (p=1,000), tăng đường huyết (p=0,315), tăng lipid máu (p=0,370) với kết quả điều trị. Tiền căn gia đình (p=0,000), thói quen ăn mặn (p=0,004) liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị. Kết luận: Tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp độ II chiếm ưu thế ở trẻ em. Phần lớn trẻ bị tăng huyết áp được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Göknar N, Çalışkan S. New guidelines for the diagnosis, evaluation, and treatment of pediatric hypertension. Turk Pediatri Ars, 2020, 55(1), 11-22, Doi:10.14744/TurkPediatriArs.2020.92679.
2. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Lan. Đặc điểm Tăng huyết áp trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 2009, 13(1), 121-127.
3. Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Tăng huyếp áp ở trẻ em. Nhi khoa-chương trình sau đại học tập 4. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Y, Bộ Môn Nhi. 2022. 579-622.
4. Joseph T. Flynn, David C. Kaelber, Carissa M. Baker-Smith. Clinical Practice Guideline for Screening and Management of High Blood Pressure in Children and Adolescents. Pediatrics, 2017, 140(3). Doi: 10.1542/peds. 2017-1904.
5. Trương Thị Lệ Chi. Khảo sát tìm nguyên nhân cao huyết áp ở trẻ em. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Y, Bộ Môn Nhi. 1993.
6. Kaberi Dasgupta, Jennifer O’Loughlin, Shunfu Chen. Emergence of sex differences in prevalence of high systolic blood pressure: analysis of a longitudinal adolescent cohort. Circulation, 2006, 114, 2663-2670. DOI: 10.1161/CIRCULATIONAHA.106.624536.
7. Jung FF, Ingelfinger JR. Hypertension in childhood and adolescence. Pediatr Rev, 1993, 5, 169-179. Doi: 10.1542/pir.14-5-169.
8. Đặng Thị Thùy Hương. Tăng huyết áp do mạch máu thận ở bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 121998 đến tháng 1-2000. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Y, Bộ Môn Nhi. 2000.
9. Sathanur R. Srinivasan, Leann Myers, Gerald S. Berenron. Changes in metabolic syndrome variables since childhood in prehypertensive and hypertensive subjects: The Bogalusa Heart Study. Hypertension, 2006, 48, 33-39. Doi: 10.1161/01.HYP.0000226410.11198.f4.
10. Zhao W, Mo L, Pang Y. Hypertension in adolescents: The role of obesity and family history. J Clin Hypertens (Greenwich), 2021, 23(12), 2065-2070. Doi: 10.1111/jch.14381.