TÌNH HÌNH NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Phạm Thị Cẩm Tiên1,, Thị Chiến1, Nguyễn Nhân Nghĩa1, Lâm Hoàng Dũng1, Phạm Thị Nhã Trúc2
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay nhiễm virus viêm gan B (HBV) trên thai phụ đang là vấn đề được quan tâm do 90% người bị nhiễm HBV tại Việt Nam qua đường lây truyền từ mẹ sang con. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai có HBsAg (+) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai tại thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 640 phụ nữ mang thai trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ tháng 4-12/2021 bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ HBsAg (+) bằng cách sử dụng phép kiểm định 2, phân tích đơn và đa biến logistic regression. Kết quả: Có 8,1% thai phụ mang HBsAg (+). Các yếu tố liên quan gồm trình độ học vấn (OR=5,295, KTC 95%=1,393-20,125, p=0,014), số lần mang thai (OR=2,974, KTC 95%=1,298-6,813, p=0,010), tiền sử dùng chung vật dụng cá nhân (OR=5,619, KTC 95%=2,202-14,336, p<0,0001), tiêm ngừa viêm gan B (OR=3,789, KTC 95%=1,864-7,702, p<0,0001). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HBV trong nhóm đối tượng nghiên cứu vẫn còn cao, cần có những chính sách đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Hữu An, Phạm Văn Chương, Đỗ Huy Sơn (2019), “Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi viêm gan B (HBsAg dương tính) tại tỉnh Bình Thuận năm 2018”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 23(5), tr.92-99.
2. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (2019), Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh viêm gan virus B, Nhà xuất bản Lao động.
3. Bộ Y tế (2021), Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại Việt Nam, giai đoạn 2021-2025, Ban hành kèm theo QĐ số 4531/QĐ-DP ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ Y tế.
4. Đỗ Trung Đông (2021), “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B mạn tính và nhu cầu điều trị ở cán bộ cao cấp khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Quân y 121 năm 2020-2021”, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Phạm Văn Lình, Huỳnh Thị Kim Yến, Lâm Thị Thu Phương (2016), “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và C tại các huyện thành phố Cần Thơ năm 2015-2016”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 3-4, tr.15-22.
6. Phí Đức Long (2014), “Đánh giá đáp ứng tạo kháng thể đối với vắc-xin phòng viêm gan B ở trẻcó mẹ mang HbsAg”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Đào Thị Mỹ Phượng, Võ Minh Tuấn (2016), “Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Dương năm 2014”, Tạp chí Phụ sản, 13(4), tr.20-23.
8. Phạm Ngọc Thanh (2021), “Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B ởngười trưởng thành tại khu vực Tây Nguyên và hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm”, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
9. Tổ chức Y tế Thế giới (2020), Viêm gan virus những điều bạn cần biết, Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương.
10. Tạ Văn Trầm, Trần Thanh Hải (2016), “Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20(6), tr.42-49.
11. Dương Bích Tuyền, Lưu Thị Thanh Đào (2018), “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và kiến thức-thái độ của thai phụ về việc tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ năm 2016”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 11-12, tr.427-434.
12. Lê Thị Hồng Vân, Ngô Tuấn Minh, Trần Hải Yến, Nguyễn Việt Dũng (2022), “Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm cận lâm sàng và các marker ở phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B tại Bệnh viện Quân Y 103”, Tạp chí Y học Việt Nam, 510(2), tr.109-112.
13. Ngũ Quốc Vĩ, Dương Hồng Bảo Châu (2018), “Tình hình nhiễm virus viêm gan B (HBV) và một số yếu tố liên quan ở sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ năm 2015-2016”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 15, tr.120-127.
14. Eke A., et al. (2011), “Prevalence, correlates and pattern of hepatitis B surface antigen ina low resource setting”, Virology Journal, 8, pp.8-16.
15. Kolawole M., et al. (2012), “Seroprevalence of hepatitis B surface antigenemia and its effẹcts on hematological parameters in pregnant women in Osogbo, Nigeria”, Virology Journal, 9, pp.371-323.