NGHIÊN CỨU SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, MỘT YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN 60 TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính thường gặp và hiện đang là vấn đề nổi bật trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết cho một điều trị có hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân trên 60 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đến khám tại phòng khám Trung tâm Y tế huyện U Minh, tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự không tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp. 3. Đánh giá kết quả can thiệp biện pháp truyền thông về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp không đối chứng trên 320 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đã được chẩn đoán tăng huyết áp và điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện U Minh. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc chung theo Morisky trước can thiệp là 36,6%, đối tượng có nghề nghiệp khác có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn 3,03 lần nhóm đối tượng mất sức lao động (p=0,011). Sau khi can thiệp tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân là 90,6%, đối tượng không tuân thủ điều trị có tỷ lệ không kiểm soát được huyết áp sau can thiệp cao hơn nhóm có tuân thủ điều trị 2,68 lần (p=0,01). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị theo Morisky trước can thiệp thấp chỉ đạt 36,6%, có mối liên quan giữa nghề nghiệp với việc không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp. Sau can thiệp tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc tăng lên 90,6%, có mối liên quan giữa không tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp của bệnh nhân sau can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, Tuân thủ điều trị, can thiệp
Tài liệu tham khảo
2. Trần Văn Sang. Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện An Phú Tỉnh An Giang, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Dược Cần Thơ. 2014.
3. Nguyễn Trần Phương Thảo. Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân trên 60 tuổi tại phòng khám Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 2019.
4. Lê Minh Hữu. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 2022.
5. Nguyễn Trường Đông. Khảo sát tỷ lệ, mức độ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2012-2022. Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ. 2022.
6. Dương Minh Trí. Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và kết quả tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2022, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 2021.
7. Nguyễn Duy Linh. Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị vọt huyết áp sáng sớm bằng Perindopril phối hợp với Amlodipine ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Thanh Vũ Medic Bạc Liêu năm 2019 – 2020, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020.
8. Đặng Bảo Toàn. Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp nguyên phát và đánh giá kết quả can thiệp ở cán bộ cao cấp tại các đơn vị thuộc Quân khu 7 năm 2018-2019, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019.
9. Nguyễn Khánh Huyền. Chưa tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện bạch mai năm 2022. Tạp Chí Y Học Việt Nam. Tập 525(Số 1b), 315-319. 2022.
10. Phạm Thị Hải. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Tây Ninh năm 2019-2020. 2020.