LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ NẶNG SUY DINH DƯỠNG CẤP VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới mức độ nặng và kết quả điều trị viêm phổi. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi trên trẻ suy dinh dưỡng cấp từ 2 tháng đến 5 tuổi. 2) Xác định mối liên quan giữa mức độ nặng suy dinh dưỡng cấp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực trên 72 trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi có suy dinh dưỡng cấp. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất bao gồm thở nhanh (97,2%), rút lõm ngực (63,9%), bú kém hoặc ăn uống kém (58,3%), rale ở phổi (88,9%). Đặc điểm cận lâm sàng với bạch cầu ≥15.000/mm3 (66,7%), bạch cầu trung tính ≥60% (41,7%), CRP ≥10 mg/L (61,1%). Mức độ nặng SDD cấp liên quan có ý nghĩa thống kê với bú kém (p=0,002), tím tái (p=0,002), phối hợp kháng sinh (p<0,0001), hỗ trợ hô hấp (p=0,028), nuôi ăn nhân tạo (p=0,001), chuyển khoa HSTC (p=0,001), thời gian nằm viện >10 ngày (p=0,005). Chưa có sự liên quan giữa mức độ nặng SDD cấp với triệu chứng thở nhanh (p=0,408), rút lõm ngực (p=0,777), số lượng bạch cầu (p=0,248), tỷ lệ bạch cầu trung tính (p=0,783), CRP (p=0,094). Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng mắc viêm phổi nặng cao hơn trẻ suy dinh dưỡng cấp vừa (p<0,0001). Mức độ nặng suy dinh dưỡng cấp có liên quan với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị. Do đó, cần đặt vấn đề đánh giá, phát hiện và điều trị kịp thời suy dinh dưỡng cấp có thể làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lâm sàng, Cận lâm sàng, mối liên quan, viêm phổi, suy dinh dưỡng cấp
Tài liệu tham khảo
2. Maralegu D. and Zar H. J. Childhood pneumonia in low-and-middle-income countries: An update. Paediatr Respir Rev. 2019. 32, 3-9, doi: 10.1016/j.prrv.2019.06.001. 3. Viện dinh dưỡng quốc gia. Bộ Y tế công bố kết quả điều tra dinh dưỡng 2019-2020. Bộ Y tế. 2021.
4. Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng và Phạm Văn Quang. Viêm phổi cộng đồng trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa: Giáo trình Đại học-Sau đại học. NXB ĐHQG TP. HCM. 2021.306-321.
5. McAllister D. A. Global, regional, and national estimates of pneumonia morbidity and mortality in children younger than 5 years between 2000 and 2015. Lancet Glob Health. 2019, 7, 47-57, doi: 10.1016/S2214-109X (18)30408-X.
6. Bộ Y tế. Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em. Bộ Y Tế. 2014.
7. Bộ Y tế. Chẩn đoán và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0-72 tháng tuổi. Bộ Y tế. 2016.
8. Võ Minh Tân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm phổi trên trẻ suy dinh dưỡng từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 2017-2018.Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
9. Lương Ngọc Khải Hoàn. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng-5 tuổi nhập viện bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2017- 2018.Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
10. Thạch Xuân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm phổi trẻ em từ 2 tháng-5 tuổi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2016.
11. Goyal J. P., Kumar P., Mukherjee A., Das R. R., Bhat J. I. et al. Risk Factors for the Development of Pneumonia and Severe Pneumonia in Children. Indian Pediatrics. 2021. 58, 1036-1039, doi: 10.1007/s13312-021-2369-1.
12. Nguyễn Thị Hà, Đoàn Mai Thanh và Nguyễn Thị Yến. Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng trẻ em tại khoa Quốc tế bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020. 131(7), 67-73, https://doi.org/10.51298/vmj.v505i2.1131.