NGHIÊN CỨU TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Lan Phương1,, Pham Viet My2, Le Van Leo2
1 Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có tỷ lệ từ 2 đến 25% ở các thai phụ trên toàn thế giới. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai trong lúc mang thai, lúc sinh và còn ảnh hưởng lâu dài về sau. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 380 thai phụ có tuổi thai từ 24-28 tuần đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh trong khoảng thời gian từ tháng 09/2022 đến tháng 02/2023. Tất cả các thai phụ đều được làm xét nghiệm dung nạp glucose 75g – 2 giờ đường uống theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2018. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 25,8%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê như: nhóm tuổi ≥35 (OR= 2,2; KTC 95%: 1,2 – 4,1), tiền sử gia đình đái tháo đường (OR=2,8; KTC 95%:1,4 – 5,4) và tiền sử bản thân đái tháo đường thai kỳ (OR=5,8; KTC 95%: 1,4 – 23,6). Kết luận: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ còn cao. Tiền sử đái tháo đường của bản thân và gia đình có liên quan đến việc xuất hiện bệnh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. 2018: Quyết định số 6173/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2018.
2. F. Gary Cunningham, Chapter 60 Diabetes Mellitus, in Williams Obstetrics 26th Edition. 2020. 1068-1088.
3. American Diabetes Association. Management of Diabetes in Pregnancy: Standards ofMedical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care 2022. 2022. 45(Suppl. 1):S232–S243, https://doi.org/10.2337/dc22-S015.
4. Nguyễn Việt Trí. Nghiên cứu đặc điểm, một số yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở sản phụ có đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Sản -Nhi Cà Mau, in Luận văn chuyên khoa II. Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
5. American Diabetes Association. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2018. 2018. 41(Suppl. 1), S13–S27.
6. Lê Thị Thanh Tâm. Nghiên cứu phân bổ - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ, in Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2017.
7. Lê Thị Tường Vi, V.M.T. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Quận 1. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2021, 25(1), 108-113.
8. Kai Wei Lee, S.M.C., Vasudevan Ramachandran, Anne Yee, Fan Kee Hoo et al. Prevalence and risk factors of gestational diabetes mellitus in Asia: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy and Childbirth. 2018. 18:494, https://doi.org/10.1186/s12884-018-2131-4.
9. Guoju Li. Incidence and Risk Factors of Gestational Diabetes Mellitus: A Prospective Cohort Study in Qingdao, China. The BMJ, 2020. 11 Article 636.
10. Groof Z. Prevalence, risk factors, and fetomaternal outcomes of gestational diabetes mellitus in Kuwait: A cross-sectional study. Journal of Diabetes Research Volume 2019, Article ID 9136250. 2019, 7.