ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI CẦN THƠ NĂM 2021 – 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đốt nhiệt sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị triệt căn đối với ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn sớm. Tại Cần Thơ, đốt nhiệt sóng cao tần đã triển khai tại một số bệnh viện, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị một cách đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý ung thư biểu mô tế bào gan; 2) Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng đốt nhiệt sóng cao tần. Kết quả: Tuổi trung bình: 63 ± 10 tuổi. Nam/nữ: 2,5/1. Giá trị trung vị của AFP: 8,49 ng/mL. Kích thước u trung bình: 2,75 ± 0,96 cm. Số lần đốt trung bình mỗi u: 1,7 ± 1,3 lần. Thời gian đốt trung bình mỗi u: 24,8 ± 14,5 phút. Tỉ lệ biến chứng chung là 4,8%. Thời gian nằm viện trung bình sau can thiệp: 1,5 ± 0,9 ngày. Tỉ lệ khối u hoại tử hoàn toàn sau 1 tháng là 85,1%. Đáp ứng hoàn toàn sau đốt tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 83,3%, 80,5%, 80,6% và 68,2%. Tỉ lệ sống còn tại thời điểm 1 năm là 87,5%. Kết luận: Đốt nhiệt sóng cao tần trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan là an toàn và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư biểu mô tế bào gan, đốt nhiệt sóng cao tần, điều trị triệt căn
Tài liệu tham khảo
2. Đào Việt Hằng. Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần với các loại kim được lựa chọn theo kích thước khối u. Trường Đại học Y Hà Nội. 2016. 81.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. 2020. 11.
4. Sangiovanni A., Colombo M. Treatment of hepatocellular carcinoma: beyond international guidelines. Liver Int. 2016. 36, 124-129, doi: 10.1111/liv.13028.
5. Võ Hội Trung Trực, Nguyễn Đình Song Huy, Võ Duy Thuần. Nghiên cứu phương pháp phá hủy bằng sóng radio ung thư biểu mô tế bào gan có kích thước không quá 5 cm. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. 17, 358-362.
6. Nguyễn Cao Cương, Trần Vĩnh Hưng, Võ Thiện Lai, Phạm Vinh Quang. Nghiên cứu kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng sóng cao tần. Hội Gan Mật Việt Nam. 2018.
7. Bale R., Schullian P., Eberle G., Putzer D., Zoller H., et al. Stereotactic radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma: a histopathological study in explanted livers. Hepatology. 2019. 70(3), 840-850, doi: 10.1002/hep.30406.
8. Hoàng Ngọc Tấn, Vũ Hồng Thăng, Nguyễn Thị Thu Huyền. Kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 515 (1), 53-58, doi: 10.51298/vmj.v515i1.2673.
9. Takayama T., Hasegawa K., Izumi N., Kudo M., Shimada M., et al. Surgery versus radiofrequency ablation for small hepatocellular carcinoma: A randomized controlled trial (SURF Trial). Liver Cancer. 2022. 11(3), 209-218, https://doi.org/10.1159/000521665.
10. Lee M. W., Kang D., Lim H. K., Cho J., Sinn D. H., et al. Updated 10-year outcomes of percutaneous radiofrequency ablation as first-line therapy for single hepatocellular carcinoma < 3 cm: emphasis on association of local tumor progression and overall survival. European Radiology. 2020. 30, 2391-2400, doi: 10.1007/s00330-019-06575-0.
11. Lee D. H., Lee M. W., Kim P. N., Lee Y. J., Park H. S., et al. Outcome of no-touch radiofrequency ablation for small hepatocellular carcinoma: a multicenter clinical trial. Radiology. 2021. 301(1), 229-236, doi: 10.1148/radiol.2021210309.
12. Phạm Xuân Đông, Phan Hải Thanh, Nguyễn Thanh Xuân. Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không có khả năng cắt bỏ bằng đốt sóng cao tần có gây mê dưới hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2022. 17, 198-207, doi: 10.52389/ydls.v17iDB.1286.
13. Kim W., Cho S., Shin S. W., Hyun D., Lee M. W. et al. Combination therapy of transarterial chemoembolization (TACE) and radiofrequency ablation (RFA) for small hepatocellular carcinoma: comparison with TACE or RFA monotherapy. Abdominal Radiology. 2019. 44, 2283-2292, doi: 10.1007/s00261-019-01952-1.