ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BẰNG THÔNG KHÍ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023

Trần Thị Thanh Nhân1,, Lê Nhật Mai1, Đặng Thị Tường Vi1, Hoàng Phú Vinh1, Thạch Dạ Minh Châu1, Danh Nhớ1, Trần Đức Long1, Trần Công Lý1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng. Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) là một biện pháp có hiệu quả, đơn giản và an toàn trong việc điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 43 trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp được điều trị bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2023. Kết quả: Giới tính nam chiếm 51,2%, tuổi thai trung bình 33,1±2,6 tuần, cân nặng trung bình 2061g±567g. Có 93% trẻ vào viện với biểu hiện thở rút lõm ngực, lừ đừ, bứt rứt chiếm 60,5% và thở rên chiếm 58,1%. Kết quả điều trị hỗ trợ NCPAP thành công chiếm 76,7%; thất bại 23,3%. Những trẻ có tuổi thai <32 tuần, có nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sớm có tỷ lệ thất bại điều trị SHH bằng NCPAP cao hơn so với những trẻ còn lại (p<0,05). Kết luận: Các bác sĩ lâm sàng cần thiết lập kế hoạch điều trị và chăm sóc cá nhân hóa cho mỗi trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp và đang được hỗ trợ bằng NCPAP, đặc biệt là đối với những trẻ có tuổi thai dưới 32 tuần và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng sơ sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhi đồng 1. Phác đồ điều trị nhi khoa. Nhà xuất bản Y học. 2020. 71-85.
2. Sweet D.G., Carnielli V., Greisen G., Hallman M., Ozek E., et al. European Consensus Guidelines on the Management of Neonatal Respiratory Distress Syndrome in Preterm Infants – 2019 Update. Neonatology, 2019, 115(4), 432-450, https://doi.org/10.1159%2F000499361.
3. Trần Duy Vũ, Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Hồng Hanh. Hiệu quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 506(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v506i1.1185.
4. Dargaville P.A., Gerber A., Johansson S., De Paoli A.G., Kamlin C.O., et al. Incidence and outcome of CPAP failure in preterm infants. Pediatrics, 2016, 138(1), 1-10.
5. Ma Thị Hải Yến, Khổng Thị Ngọc Mai. Kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. NU Journal of Science Technology, 2021, 226 (14), 251-257.
6. Bùi Khánh Duy. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh màng trong bằng thông khí nhân tạo ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018- 2020. Luận văn bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020. 39.
7. Võ Thị Xuân Hương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2016 – 2018. Luận văn chuyên ngành Nhi Khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 49-71.
8. Nguyễn Tâm Long, Lê Minh Trác, Lê Trương Tuyết Minh, Tăng Thị Minh Thu, Nguyễn Quỳnh Tú. Suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan. Tạp chí dược lâm sàng 108. 2021. 16(4), 58-64, https://doi.org/10.52389/ydls.v16iDB4.
9. Sahussarungsi S., Techasatid W. Predicts of early nasal continuous positive airway pressure (CPAP) failure and consequences in preterm infants in Thammasat University Hospital. J Med Assoc Thai, 2017, 100, 46-50.
10. Vũ Minh Phúc. Nhi Khoa tập 2. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2020. 169-191.
11. Nguyễn Tiến Dũng. Cấp cứu Nhi Khoa đánh giá, phân loại, xử trí và điều trị, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.2018. 341-356.