XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN TRONG CAO ĐẶC RAU CÀNG CUA (PEPEROMIA PELLUCIDA (L.) KUNTH) BẰNG QUANG PHỔ UV-VIS

Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1,, Tống Thành Long1, Đặng Duy Khánh1, Nguyễn Thị Trang Đài1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rau Càng cua-Peperomia pellucida (L.) Kunth chứa nhiều hợp chất polyphenol có tác dụng tốt cho tim mạch, huyết áp, góp phần chữa đái tháo đường… Để kiểm soát chất lượng của cao đặc bào chế từ dược liệu này, việc xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong cao bằng quang phổ UV-VIS là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong cao đặc rau Càng cua bằng quang phổ UV-VIS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao đặc rau Càng cua, định lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp đo quang dựa trên phản ứng tạo màu với thuốc thử folin-ciocalteu; thẩm định phương pháp định lượng theo hướng dẫn của ICH. Kết quả: Đã thẩm định phương pháp trên các tiêu chí: Tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ đúng, độ chính xác. Các tiêu chí đều đáp ứng yêu cầu của phương pháp định lượng theo quy định. Kết luận: Đã xây dựng và thẩm định được phương pháp định lượng polyphenol toàn phần trong cao đặc rau Càng cua bằng quang phổ UV-VIS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Phùng Thị Bích Hòa (2019), “Nghiên cứu thành phần hóa sinh, giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của dịch chiết thân và lá cây Càng cua (Peperomia pellucida)”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
3. Ajay, S. & Rohit, S. (2012), “Validation Of Analytical Procedures: A Comparison of ICH vs Pharmacopoeia (USP) vs FDA”, Int. Res. J. Pharm, 3, pp.39-44.
4. Olajumoke Omolara Ojo, Soretiwa Sunday Ajayi, Lawrence Olawale Owolabi (2012), “Phytochemical screening, anti-nutrient composition, proximate analyses and the antimicrobial activities of the aqueous and organic extracts of bark of Rauvolfia vomitoria and leaves of Peperomia pellucida”, International Research Journal of Biochemistry and Bioinformatics, 2(6), pp.127-134.
5. Merlin Mathew, Jyoti Harindran (2018), “Antioxidant and free radical scavenging activity of Peperomia pellucida (L.) Kunth: an in vitro study”, World Journal of Pharmaceutical Research, 7(17), pp.1218-1227.
6. Nanang Yunarto, Hanief Mulia Ar Rossyid, Lisa Andriani Lienggonegoro (2018), “Effect of ethanolic leaves extract of Peperomia pellucida (L) Kunth as antimalarial and antioxidant”, Media Litbangkes, 28(2), pp.123-130.
7. Kanedi, M., Busman, S. H., Mandasari, R. A., & Pratami, G. D. (2019), “Plant extracts of suruhan (Peperomia pellucida L. Kunth) ameliorate infertility of male mice with alloxan-induced yperglycemia”, International Journal of Biomedical Research, 10(2), pp.5039.